Trang chủ Bờ cõi biển đảo Giao lưu hữu nghị
07:00 | 26/06/2021 GMT+7

Biển Đông trong cuộc cạnh tranh bằng đại dự án giữa Trung Quốc và G7

aa
Một tuần sau Hội nghị G7, ngày 23/06, Trung Quốc tổ chức Hội nghị cao cấp trực tuyến khu vực châu Á - Thái Bình Dương về hợp tác Vành đai Con đường. Sự cạnh tranh bằng những dự án lớn giữa Trung Quốc và các nước G7 ngày càng quyết liệt, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình Biển Đông.
G7 kích hoạt 'liên minh' ngăn chặn Trung Quốc chiếm Biển Đông? G7 kích hoạt 'liên minh' ngăn chặn Trung Quốc chiếm Biển Đông?
Sau cuộc họp thượng đỉnh của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), các nhà lãnh đạo đã thống nhất ra tuyên bố chung đề cập đến những vấn đề “nóng” của thế giới. Biển Đông là một trong những nội dung quan trọng của tuyên bố này.
Biển Đông là rào cản trong quan hệ Trung Quốc - Indonesia Biển Đông là rào cản trong quan hệ Trung Quốc - Indonesia
Giới chuyên gia về chính sách đối ngoại nhận định việc thiết lập đối thoại cấp cao giữa Trung Quốc và Indonesia sẽ đưa hai nước xích lại gần nhau hơn nhưng Biển Đông sẽ vẫn là rào cản trong mối quan hệ song phương.

Đại dự án Vành đai Con đường và những mục tiêu toan tính

Theo nhận xét của các chuyên gia, Vành đai và Con đường trong thực tế đang trở thành công cụ để Trung Quốc thực hiện chính sách “ngoại giao bẫy nợ”. Nhiều nước trong số những con nợ của Trung Quốc đã không thể trả nợ, buộc phải từ bỏ tài nguyên thiên nhiên và các lợi ích, tài sản chiến lược liên quan đến an ninh, chủ quyền quốc gia của mình cho Bắc Kinh như là một hình thức “thế chấp” tài sản tại ngân hàng.

Chủ trương “ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc đã làm tổn hại nhiều nước nghèo trong thập kỷ qua. Chính vì vậy, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã hủy bỏ 2 dự án lớn trong khuôn khổ “Vành đai và Con đường” bao gồm một tuyến đường sắt cao tốc trị giá 20 tỷ USD vay vốn Trung Quốc vì chi phí cao. Tiếp theo đó là một loạt các nước Pakistan, Malaysia, Myanmar, Bangladesh và Sierra Leone và mới đây nhất là Úc cũng lần lượt hủy các dự án nằm trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai con đường.

Biển Đông trong cuộc cạnh tranh bằng đại dự án giữa Trung Quốc và G7

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif tại Diễn đàn "Vành đai và Con đường" tháng 5/2017. Ảnh: Reuters.

Thực tế nói trên đã minh chứng cho quan điểm khẳng định rằng “ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc là một hình thức của chủ nghĩa thực dân kiểu mới, hoặc chủ nghĩa đế quốc chủ nợ…

Ngoài “bẫy nợ” nói trên, chúng tôi muốn đề cập đến một cái bẫy không kém phần nguy hiểm đó là “bẫy pháp lý” ẩn chứa trong cái gọi là "Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21", được coi là một nhánh của dự án “Vành đai và Con đường”. "Con đường Tơ lụa thế kỷ 21" theo trình bày của Trung Quốc thì dù điểm đầu, điểm cuối ở đâu nó cũng phải đi qua Biển Đông, vùng biển đang rất căng thẳng vì những hành động leo thang của Bắc Kinh.

Thời điểm ông Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến "Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21" cũng là thời điểm Trung Quốc bắt đầu leo thang bành trướng mạnh mẽ trên Biển Đông, bắt đầu từ các hoạt động quân sự. Việc thúc đẩy quảng bá "Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21", dùng 40 ngàn tỉ USD của Quỹ Con đường Tơ lụa trên biển là để thu hút các nước ASEAN, nhất là các nước ở xung quanh Biển Đông, bằng cách “giành sự công nhận trên thực tế” của các nước này đối với những hải đảo và vùng biển nằm trong đường “lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc, nếu vì lợi ích kinh tế, kỹ thuật mà sao nhãng vấn đề pháp lý, an ninh, quốc phòng, mất cảnh giác trước những "cạm bẫy pháp lý” cực kỳ nguy hiểm đó.

Đối trọng cạnh tranh của Dự án Vành đai Con đường

Sáng kiến Dự án của G7 đối trọng với “Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21” của Bắc Kinh là một trong những chủ đề chính ngày họp thứ nhì của thượng đỉnh khối 7 cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới, hôm 12/06/2021. Dự án chính thức mang tên “Xây dựng lại một thế giới tốt đẹp hơn”. Theo thông báo của Nhà Trắng về chủ đề này, mục tiêu của dự án đối trọng của G7 với “Con Đường Tơ Lụa” của Trung Quốc là nhằm trợ giúp các quốc gia nghèo và đang trỗi dậy nhằm phục hồi sau đại dịch, với trọng tâm là các lĩnh vực khí hậu, y tế, kỹ thuật số và cuộc chiến chống bất bình đẳng.

Trước đó, một quan chức cao cấp Mỹ cho hãng tin Anh Reuters biết dự án hạ tầng cơ sở khổng lồ của G7 “không chỉ nhằm để đối đầu với Trung Quốc”, mà còn nhằm xác lập một giải pháp mới “phản ánh các giá trị, chuẩn mực và quan niệm về quan hệ kinh tế” của các nền dân chủ. Bởi vì, theo đánh giá của dư luận thì tất cả những gì mang tên “sáng kiến” hay “dự án”, cũng như hành động của Trung Quốc trên thực tế đã cho thấy rõ một điều, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang rất muốn thách thức trật tự khu vực và quốc tế hậu Chiến tranh lạnh, cả về kinh tế lẫn chính trị, an ninh, mong muốn khẳng định vị thế cường quốc toàn cầu bằng vai phải lứa với Mỹ, thậm chí là tìm cách gạt Mỹ khỏi Biển Đông, mở rộng ảnh hưởng ra châu Á - Thái Bình Dương.

Biển Đông trong cuộc cạnh tranh bằng đại dự án giữa Trung Quốc và G7

Các nhà lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh G7, diễn ra ở Anh từ ngày 11 - 13.6

ẢNH: REUTERS

Dự án Vành đai Con đường do Bắc Kinh khởi động từ 2013, đã được hơn 100 quốc gia trên thế giới hưởng ứng; liên quan đến hơn 2.600 dự án, với tổng số vốn đầu tư khoảng 3.700 tỷ đô la, tính đến giữa năm 2020; trong khi đó, dự án của G7, hiện chưa có mức tiền nào được đưa ra (theo một quan chức cao cấp Mỹ, dự án này đòi hỏi khoảng 40.000 tỷ đô la, từ đây đến 2035), Trung Quốc vẫn rất lo ngại về tính cạnh tranh của dự án được đề xuất tại Hội nghị G7.

Vì vậy, Trung Quốc đã vội vàng tổ chức Hội nghị cấp cao trực tuyến, với chủ đề mà nước chủ nhà Trung Quốc nêu ra để thảo luận là “Hợp tác Vành đai Con đường” với hy vọng thu hút sự ủng hộ, tham gia của nhiều quốc gia trong khu vực và quốc tế…

Tuy nhiên, các đại biểu tham gia Hội nghị này dường như chỉ tập trung thảo luận về chủ đề “Thúc đẩy hợp tác ứng phó với đại dịch vì sự phục hồi bền vững”, tập trung thảo luận về những thách thức mà khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang phải đối mặt, đặc biệt tác động của đại dịch COVID-19, các nỗ lực, giải pháp ứng phó đại dịch và thúc đẩy phục hồi kinh tế, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững và bao trùm ở cả cấp độ quốc gia và khu vực...

Chỉ có một số nước “đánh giá hợp tác Vành đai Con đường có thể đóng góp tích cực cho các nỗ lực chung của khu vực thông qua các dự án kết nối, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, sản xuất và cung ứng vắc-xin, hỗ trợ phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn”.

Cách tiếp cận và ứng xử của các quốc gia với các dự án, sáng kiến

Theo logic thông thường, chủ trương, các ý tưởng nhằm phát triển kinh tế thế giới cũng đã và sẽ được cộng đồng quốc tế, trong đó có Việt Nam, hưởng ứng, ủng hộ và sẵn sàng tham gia, hợp tác chặt chẽ.

Tuy nhiên, quay trở lại câu chuyện Biển Đông, cần lưu ý rằng, thời điểm ông Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến "Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21" cũng là thời điểm Trung Quốc bắt đầu leo thang bành trướng mạnh mẽ xuống Biển Đông, bắt đầu từ các hoạt động dân sự, quân sự.

Chiến lược bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp trên 7 bãi đá ở Trường Sa cũng được bắt đầu triển khai trong khoảng thời gian này. Để thu hút sự chú ý của dư luận khỏi hoạt động thay đổi hiện trạng, tạo ra một "trạng thái bình thường mới" có lợi thế rất lớn cho Trung Quốc ở Biển Đông về an ninh - quân sự, Bắc Kinh đã dùng nhiều thủ đoạn khác nhau, từ "hoạt náo" như vụ giàn khoan HD 981 cho đến thủ đoạn kinh tế…

Biển Đông trong cuộc cạnh tranh bằng đại dự án giữa Trung Quốc và G7

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. (Nguồn: AFP)

Nếu như vậy thì Dự án chỉ là bình phong cho các hoạt động quân sự - an ninh hoặc kết hợp kinh tế với quân sự an ninh như trường hợp dự án xây cảng Colombo ở Srilanka thì càng phải hết sức thận trọng. Vì vậy, không nên mơ hồ mất cảnh giác với 3 đường băng quân sự dài hơn 3000 mét Trung Quốc xây bất hợp pháp sắp xong ở Trường Sa có thể cất hạ cánh máy bay chiến đấu thế hệ 4, máy bay ném bom chiến lược… Đó là một mối đe dọa thực sự bởi vì dự án "Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21" có thể chỉ là công cụ để Trung Quốc hợp thức hóa yêu sách đường “lưỡi bò” phi lý trong Biển Đông…

“Trung Hoa mộng” là một học thuyết mới chỉ đạo xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc do Tổng bí thư Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra trong kỳ họp Quốc hội năm 2013. Để biến giấc mộng này thành hiện thực, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề xuất sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Trong chuyến thăm Indonesia tháng 10/2013, Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục công bố “Sáng kiến xây dựng Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”, một bộ phận của sáng kiến "Vành đai và Con đường".
Các lãnh đạo G7 bày tỏ lo ngại về tình hình Biển Đông Các lãnh đạo G7 bày tỏ lo ngại về tình hình Biển Đông
Ngày 13/6, kết thúc cuộc họp thượng đỉnh kéo dài 3 ngày của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), các nhà lãnh đạo đã thống nhất ra tuyên bố chung, trong đó có đề cập vấn đề Biển Đông.
Mỹ quyết cạnh tranh với 'Vành đai - Con đường' của Trung Quốc Mỹ quyết cạnh tranh với 'Vành đai - Con đường' của Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Joe Biden gợi ý rằng các nước nên có kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng để cạnh tranh với sáng kiến Vành đai và Con đường.
TS Trần Công Trục
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Hải quân Việt Nam - Thái Lan tuần tra chung lần thứ 50

Hải quân Việt Nam - Thái Lan tuần tra chung lần thứ 50

Sáng 21/11, Biên đội tàu 263, 265 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5, kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 50 với Biên đội tàu 511, 521 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Quân đội Việt Nam - Lào - Campuchia diễn tập chung

Quân đội Việt Nam - Lào - Campuchia diễn tập chung

Ngày 17/11, Cục Quân huấn, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia phối hợp với đoàn công tác của Việt Nam và Lào tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị tại các khu vực diễn tập, sẵn sàng cho đợt diễn tập chung giữa quân đội ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia.
[Ảnh] Cảnh sát biển Việt Nam - Hàn Quốc luyện tập chung tìm kiếm cứu nạn trên biển

[Ảnh] Cảnh sát biển Việt Nam - Hàn Quốc luyện tập chung tìm kiếm cứu nạn trên biển

Ngày 6/11, trong khuôn khổ chuyến thăm và giao lưu của tàu CSB 8004 tại Hàn Quốc, Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc đã tiến hành luyện tập chung về tìm kiếm cứu nạn tại vùng biển thành phố Yeosu, tỉnh Jeolla Nam.
Cảnh sát biển Việt Nam giao lưu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc

Cảnh sát biển Việt Nam giao lưu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc

Ngày 27/10, tại Hải Phòng, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 tổ chức Lễ tiễn tàu CSB 8004 cùng Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam do Đại tá Lê Thanh Hải, Phó Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 làm Trưởng đoàn lên đường đi thăm và làm việc tại Hàn Quốc.

Đọc nhiều

Nhật Bản tặng 200 cây hoa anh đào cho tỉnh Tây Ninh

Nhật Bản tặng 200 cây hoa anh đào cho tỉnh Tây Ninh

Tại Tuần văn hóa Việt - Nhật, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Ito Naoki đã trao tặng tỉnh Tây Ninh 200 cây hoa anh đào - biểu tượng vẻ đẹp của văn hóa Nhật Bản, trồng trên đỉnh núi Bà Đen.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Singapore

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Singapore

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, chiều tối 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Singapore.
Hungary trao tặng huân chương cho Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo

Hungary trao tặng huân chương cho Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo

Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo vừa được trao tặng huân chương chữ thập công chức cấp cao của Nhà nước Hungary, bởi những đóng góp to lớn của bà cho những hoạt động trong việc vun đắp và phát triển quan hệ hai nước.
Phụ nữ Việt Nam - Campuchia: cùng nhau phát triển kinh tế, viết tiếp câu chuyện về tình đoàn kết

Phụ nữ Việt Nam - Campuchia: cùng nhau phát triển kinh tế, viết tiếp câu chuyện về tình đoàn kết

Hỗ trợ nhau lao động sản xuất, chuyển giao kỹ thuật canh tác, mở lớp đào tạo nâng cao năng lực... Phụ nữ Việt Nam và Campuchia không chỉ chia sẻ công việc mà còn cùng nhau viết nên những câu chuyện về tình đoàn kết, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội và làm sâu sắc hơn quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc.
Cửa khẩu biên giới: mạch nối kinh tế Việt Nam và Campuchia

Cửa khẩu biên giới: mạch nối kinh tế Việt Nam và Campuchia

Những chuyến xe tấp nập xuyên biên giới, những đêm trắng bốc dỡ hàng liên tục, những mặt hàng phong phú, số lượng lớn liên tục được xuất, nhập... Đó là hơi thở của cuộc sống vùng biên giữa Việt Nam và Campuchia. Sinh khí này vừa thể hiện quan hệ kinh tế, vừa gắn kết tình hữu nghị giữa hai quốc gia.
Tình nghĩa hai bờ Sê San

Tình nghĩa hai bờ Sê San

Dòng Sê San, con sông hùng vĩ dài 237km, bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Linh trên dãy Trường Sơn và chảy qua vùng đất Gia Lai, Kon Tum trước khi đổ vào Campuchia và hòa vào dòng Mekong. Hơn cả một dòng sông, Sê San là sợi dây liên kết, là chứng nhân cho những câu chuyện nghĩa tình giữa làng bản hai bên biên giới Việt Nam và Campuchia.
Trường Mầm non Hoa Ban –  Nơi gửi gắm những niềm tin

Trường Mầm non Hoa Ban – Nơi gửi gắm những niềm tin

Với những nỗ lực trong công tác chăm sóc và giảng dạy, trường Mầm non Hoa Ban, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên) luôn là những đơn vị dẫn đầu bậc học mầm non trên địa bàn và trở thành địa chỉ để người dân tin yêu và gửi gắm niềm tin.
infographics canh giac lua dao tai cai ung dung vneid gia mao
infographics mot so benh giao mua thuong gap va cach phong tranh
video save the children cung hoc sinh lao cai rung chuong vang xay dung truong hoc an toan hanh phuc
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
Xin chờ trong giây lát...
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Độc đáo món “Trà dầu Cung Thành” - di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc
Video nhap 20241113162450
Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Tuần lễ Hợp tác Truyền thông "Đối tác ASEAN" 2024
Cận cảnh phân xưởng thông minh của Tập đoàn Máy xây dựng XCMG Trung Quốc
Hội đàm cấp cao giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Trung tâm Những người lao động Brazil
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (2/12): Miền Bắc đêm và sáng trời rét

Thời tiết hôm nay (2/12): Miền Bắc đêm và sáng trời rét

Thông tin từ trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết hôm nay 2/12, thời tiết Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm sương mù, ngày nắng. Đêm và sáng trời rét.
Thời tiết hôm nay (1/12): Bắc Bộ trời rét, hanh khô

Thời tiết hôm nay (1/12): Bắc Bộ trời rét, hanh khô

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 1/12, Bắc Bộ tiếp tục hanh khô, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn. Khu vực Nam Bộ có mưa rào và giông.
Thời tiết hôm nay (30/11): Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi dưới 11 độ C

Thời tiết hôm nay (30/11): Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi dưới 11 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 30/11 Bắc Bộ trời rét, nền nhiệt vùng núi giảm xuống 11-14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 11 độ C.
Thời tiết hôm nay (28/11): Hà Nội hanh khô, trời rét

Thời tiết hôm nay (28/11): Hà Nội hanh khô, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 28/11, nhiệt độ thấp nhất ở khu vực đồng bằng có thể xuống 15 độ C. Thời tiết Hà Nội hanh khô, không khí ở mức ô nhiễm.
Thời tiết hôm nay (27/11): Miền Bắc có nơi dưới 10 độ C

Thời tiết hôm nay (27/11): Miền Bắc có nơi dưới 10 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 11-13 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
Thời tiết hôm nay (25/11): Không khí lạnh tràn về, Hà Nội mưa rải rác

Thời tiết hôm nay (25/11): Không khí lạnh tràn về, Hà Nội mưa rải rác

Hiện nay, bộ phận không khí lạnh mạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động