Biển Đông 5 năm sau Phán quyết của Tòa Trọng tài
Cuộc xâm chiếm bằng tên gọi của Trung Quốc trên Biển Đông Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa, Trung Quốc dùng nhiều biện pháp trong đó có việc đặt, đổi tên các thực thể nhằm hợp thức hóa hành vi chiếm đóng trái luật pháp quốc tế của mình. |
G7 kích hoạt 'liên minh' ngăn chặn Trung Quốc chiếm Biển Đông? Sau cuộc họp thượng đỉnh của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), các nhà lãnh đạo đã thống nhất ra tuyên bố chung đề cập đến những vấn đề “nóng” của thế giới. Biển Đông là một trong những nội dung quan trọng của tuyên bố này. |
Trung Quốc cố gắng phủ nhận phán quyết lịch sử
Theo đánh giá của giới chuyên gia Luật Biển, Phán quyết của Tòa Trọng tài 12/7/2016 được coi là một bộ phận của Luật pháp và Thực tiễn quốc tế, với vai trò là một tiền lệ pháp có giá trị; các quốc gia có thể vận dụng để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp trong Biển Đông trước việc Trung Quốc đã và đang cố tình giải thích và áp dụng sai các quy định của Công ước Luật Biển 1982, hòng biện minh cho những yêu sách và hành động phi pháp của mình trong vùng biển này.
Trên thực tế, 5 năm, kể từ khi Tòa Trọng tài ra phán quyết, tình hình Biển Đông vẫn chưa có chuyển biến tích cực, Trung Quốc vẫn không ngừng tìm mọi cách để hợp thức hóa, thậm chí khẳng định mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, yêu sách “lưỡi bò” phi lý, bằng rất nhiều hoạt động ở trên tất cả các lĩnh vực, từ quân sự, chính trị, kinh tế, đến tuyên truyền, ngoại giao, pháp lý…
Hình ảnh vệ tinh ghi lại cảnh Trung Quốc cải tạo trái phép đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Sydney Morning Herald. |
Chẳng hạn, chỉ xét trên mặt trận pháp lý, để tạo hành lang pháp lý cho Lực lượng Hải cảnh và tàu cá bán vũ trang ồ ạt tiến xuống vùng biển Nam Biển Đông, đầu năm nay, Trung Quốc đã công bố Luật Hải cảnh, cho phép các lực lượng tàu này được quyền sử dụng vũ khí khi hoạt động trong các vùng biển nằm trong đường “lưỡi bò”. Cũng trong khoảng thời gian này, Trung Quốc công bố quyết định nâng cấp các đơn vị hành chính “Tây Sa, Nam Sa, Trung Sa, Đông Sa” lên cấp quận, huyện thuộc thành phố “Tứ Sa”, thay vì thành phố “Tam Sa” như trước đây, với tính toán cho rằng cơ cấu tổ chức hành chính cấp quận, huyện, cùng với những cơ sở quân sự, kinh tế khổng lồ, được cải tạo, xây cất ở “Tứ Sa”, đã đáp ứng đủ các điều kiện để họ có quyền mở rộng phạm vi các vùng biển và thềm lục địa xuất phát từ các đơn vị hành chính, kinh tế mới được nâng cấp này. Như vậy, họ có thể “bác bỏ trên thực tế” Phán quyết của Tòa Trọng tài 12/7/2016 mà cốt lõi của nó chủ yếu là khẳng định yêu sách “lưỡi bò” hoàn toàn không phù hợp với các quy định của UNCLOS1982.
Xuất phát từ tình hình này, trong năm 2020-2021, một cuộc chiến công hàm đã xảy ra liên quan đến lập trường pháp lý của Trung Quốc khi họ thể hiện liên tiếp trong 9 công hàm và 1 công thư gửi lên Tổng thư ký Liên hợp quốc để bảo vệ cho yêu sách “lưỡi bò” phi pháp. Và, ngay lập tức đã bị các quốc gia trong khu vực và quốc tế chính thức lên tiếng phản đối, bác bỏ bằng tuyên bố hay công hàm: 1 tuyên bố từ Brunei, 3 công hàm từ Malaysia, 3 công hàm từ Philippines, 3 công hàm từ Việt Nam, 2 công hàm từ Indonesia, 1 công hàm từ Australia, Pháp, Anh, Đức, Nhật và 1 công thư từ Mỹ.
Ngoại trừ lập trường của Trung Quốc, nội dung các công hàm này đều khẳng định Phán quyết ngày 12/6/2016 là chung thẩm và bắt buộc đối với các bên tranh chấp, Philippines và Trung Quốc; xét từ nguồn gốc, các thực thể địa lý ở quần đảo Trường Sa chỉ có lãnh hải 12 hải lý, vì chúng quá nhỏ bé, không có đời sống kinh tế riêng và không thích hợp cho đời sống con người; phương pháp vẽ đường cơ sở quần đảo chỉ được áp dụng cho các quốc gia quần đảo, chúng không thể áp dụng cho các đảo, quần đảo xa bờ của quốc gia ven biển…
Mặc dù gặp phải sự phản đối như vậy, Trung Quốc vẫn không chùn bước trong việc triển khai cuộc chiến xâm lược Biển Đông, thậm chí họ còn tính toán sử dụng nhiều thứ vũ khí để tổ chức các mũi tiến công lợi hại,nguy hiểm hơn…
Để gây sức ép đối với các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của Việt Nam, Malaysia, Indnesia… trong vùng thềm lục địa của mỗi nước, Trung Quốc đã liên tục điều động các tàu nghiên cứu biển, giàn khoan thăm dò dầu khí, với sự hỗ trợ của hàng trăm tàu cá bán vũ trang, các tàu Hải cảnh… tiến vào quấy đảo các khu vực biển, thềm lục địa mà các nước này đang thăm dò khai thác dầu khí.
Kết quả là, tàu chiến Mỹ, Anh, Nhật…đang xuất hiện nhiều trong Biển Đông và biển Hoa Đông, tạo ra tình huống tàu chiến Mỹ và môt số nước phương Tây “gườm nhau” với tàu chấp pháp Trung Quốc trên Biển Đông, tạo ra tình huống căng thẳng trong quan hệ giữa 2 bên đối lập, giữa lúc những bất đồng song phương ngày một leo thang…
Chiến thắng chung của công pháp quốc tế
Những diễn biến nói trên đã phần nào cho thấy sức mạnh của “công lý” được tạo nên bởi UNCLOS1982 và Phán quyết Trọng tài 12/7/2016… vẫn chưa đủ để ngăn cản, đẩy lùi được những tham vọng bá quyền, nước lớn đã và đang muốn duy trì tư duy dùng “sức mạnh để tạo nên công lý”, trong cuộc cạnh tranh địa - chính trị, địa - kinh tế, địa - chiến lược đang diễn ra hết sức khốc liệt trên phạm vi khu vực và quốc tế.
Vì vậy, chúng ta cần cùng nhau nhìn nhận, đánh giá một cách thật sự cầu thị về sức mạnh và hiệu lực của Phán quyết Tòa Trọng tài, kể cả những quy định của UNCLOS 1982, mà qua trải nghiệm trên trên thực tế, đã bộc lộ những quy định còn mơ hồ, thậm chí còn có thiếu sót, cả về chế độ pháp lý, lẫn cơ chế thực thi, tại một số chương mục cụ thể… tạo cơ hội cho một số quốc gia đã giải thích và áp dụng sai, vì lợi ích của riêng họ.
Bên trong trụ sở PCA, vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc. Ảnh: Sydney Morning Herald. |
Vì vậy, Phán quyết cuối cùng của Tòa Trọng tài, dù chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết đối với các quốc gia trong khu vực, nhưng đã đưa ra một thông điệp rõ ràng đó là, một mặt cho thấy không thể áp dụng và giải thích UNCLOS 1982 một cách tùy tiện để phục vụ những lợi ích riêng, chủ quan, bất chấp công lý và đạo lý; mặt khác, kêu gọi cần phải bổ sung để làm rõ yêu sách các vùng biển tạo ra bởi các thực thể địa lý đang tồn tại trên biển theo những điều kiện chặt chẽ và cụ thể hơn về cấu trúc địa chất, địa mạo; về yếu tố lịch sử, kinh tế có liên quan đến quá trình quản lý và khai thác chúng.
Điều này sẽ góp phần hoàn chỉnh sức mạnh của công lý để ngăn chặn và hạn chế những bất đồng, tranh chấp có thể nảy sinh do tình trạng “nhập nhằng” đang diễn ra trên thực tế. Như vậy, công lý mới thực sự phát huy được sức mạnh của nó và nội dung Phán quyết của Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982, mới có ý nghĩa trong thực tê và có tác động tích cực để gỡ được nút thắt, khó khăn, của tiến trình ASEAN và Trung Quốc đang gặp phải trong quá trình tiến hành tham vấn, đàm phán để ký được một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) mà ai ai cũng đều kỳ vọng.
Chúng ta hoan nghênh và đánh giá cao Phán quyết của Tòa Trọng tài không phải vì Phán quyết này có lợi cho riêng một quốc gia nào. Cũng không phải vì có thể lợi dụng nó phục vụ cho động cơ chính trị, nhằm thỏa mãn cảm xúc thắng thua, trong cuộc cạnh tranh quyền lực đang diễn ra khốc liệt trên phạm vi khu vực và thế giới. Cái chính là chúng ta cần phải xem Phán quyết này là thắng lợi chung của luật pháp, công lý và phải có trách nhiệm sử dụng nó như là một công cụ hữu ích để gìn giữ hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển vì sự sống còn của nhân loại./.
'Vũ khí mềm' và kế phản khách vi chủ của Trung Quốc trên Biển Đông Dư luận đang hết sức quan tâm về thông tin liên quan đến con tàu nghiên cứu biển mang tên “Đại học Tôn Trung Sơn”, do nhà máy đóng tàu Giang Nam Thượng Hải, nơi sản sinh ra các hàng không mẫu hạm thứ 2 và thứ 3 của Trung Quốc chế tạo. |
Đức thảo luận với Trung Quốc về tình hình Biển Đông Hãng tin Reuters ngày 6-7, dẫn thông cáo từ Bộ Quốc phòng Đức, cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Kramp-Karrenbauer đã thảo luận tình hình Biển Đông với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc. |
‘Nhóm Bạn bè’ sẽ vá ‘lỗ hổng’ Công ước Luật biển UNCLOS 1982 Sự ra đời của Nhóm Bạn bè của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 được kỳ vọng sẽ hoàn thiện và nâng cao tính khả thi của những quy phạm pháp luật trong chính Công ước này. |