Mức xử phạt lợi dụng dịch bệnh đầu cơ khẩu trang phòng dịch COVID-19
Việt Nam nhập khẩu gần 66.000 tấn thịt chỉ trong 2 tháng đầu 2020 Bộ Công thương vừa báo cáo số liệu thống kê về tình hình nhập khẩu thịt từ thị trường quốc tế phục vụ nhu cầu ... |
Covid-19: Chính phủ Hàn Quốc khuyên dân tái sử dụng khẩu trang dùng 1 lần gây tranh cãi Việc sửa đổi bản hướng dẫn của chính phủ Hàn Quốc trong việc khuyên người dân nên tái sử dụng khẩu trang để phòng chống ... |
Đầu cơ khẩu trang có thể bị phạt tiện hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. |
Khẩu trang y tế, các mặt hàng nước rửa tay sát khuẩn không thuộc danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá. Tuy nhiên, các loại hàng hóa trên có niêm yết giá được thể hiện bằng cách tổ chức, cá nhân sản xuất, cung ứng in, dán, ghi giá trên bao bì của hàng hóa.
Hành vi bán cao hơn giá niêm yết của hàng hóa là vi phạm Khoản 3, Điều 12, Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
1-Điều 12: Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ
Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều này.
Hành vi đầu cơ khẩu trang trong tình trạng có dịch bệnh là vi phạm Điểm b, Khoản 1, Điều 46 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15-11-2013 của Chính phủ: Quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
2-Điều 46: Hành vi đầu cơ hàng hóa
Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.
Bên cạnh đó, người bị xử phạt còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được. Trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, người có hành vi đầu cơ, nếu xét thấy gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cộng đồng, đến việc phòng ngừa dịch bệnh thì sẽ bị xử lý hình sự về tội Đầu cơ theo điều 196 Bộ Luật Hình sự hiện hành với mức phạt cao nhất lên đến 9 tỷ đồng hoặc 15 năm tù (Khoản 3, Điểm c; Khoản 5, Điều 196):
3-Điều 196: Tội đầu cơ
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1 tỷ 500 triệu đồng đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
a) Hàng hóa trị giá 3 tỷ đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 1 tỷ đồng trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
4- Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4 tỷ đồng đến 9 tỷ đồng.
Covid-19: Chính phủ Hàn Quốc khuyên dân tái sử dụng khẩu trang dùng 1 lần gây tranh cãi Việc sửa đổi bản hướng dẫn của chính phủ Hàn Quốc trong việc khuyên người dân nên tái sử dụng khẩu trang để phòng chống ... |
Xuất khẩu khẩu trang y tế phải có giấy phép Nghị quyết 20/NQ-CP nêu rõ, Bộ Y tế áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế ... |
Mức xử phạt kinh doanh không đúng ngành nghề mới nhất năm 2020 Mức xử phạt kinh doanh không đúng ngành nghề mới nhất năm 2020 có nhiều điểm đáng lưu ý. |