Trang chủ Chính trị - Xã hội
07:08 | 16/10/2021 GMT+7

Mục tiêu chính của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN tầm nhìn 2025

aa
Cộng đồng Văn hoá – Xã hội có vai trò đặc biệt, vừa là mục tiêu, vừa là cơ sở của xây dựng và củng cố Cộng đồng ASEAN. Mục tiêu xây dựng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN được cụ thể hóa thông qua các chương trình hợp tác cụ thể.
Mục tiêu chính của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN tầm nhìn 2025

Trang phục truyền thống của các nước ASEAN tại Triển lãm Trang phục truyền thống các nước ASEAN 2020.

Trong mối quan hệ giữa ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN (Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hoá – Xã hội), Cộng đồng Chính trị - An ninh tạo điều kiện tiên quyết cho việc xây dựng, hình thành, và củng cố Cộng đồng ASEAN. Bởi một khu vực không được bảo đảm những điều kiện tối thiểu về hòa bình, an ninh, ổn định, công bằng, dân chủ và đồng thuận, thì khó có thể nói đến sự phát triển bền vững.

Cộng đồng kinh tế đóng vai trò là động lực thúc đẩy hợp tác kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao đời sống và phúc lợi của người dân, gia tăng tăng trưởng, thịnh vượng của toàn khu vực. Trong khi đó, Cộng đồng Văn hoá – Xã hội có vai trò đặc biệt, vừa là mục tiêu, vừa là cơ sở của xây dựng và củng cố Cộng đồng, bởi mục tiêu cao nhất và mục đích chính của Cộng đồng ASEAN là hướng đến người dân làm trung tâm, bảo đảm người dân có điều kiện phát triển đầy đủ cả thể chất lẫn tâm hồn, sống trong một xã hội hài hòa, chia sẻ, ổn định, phát triển.

Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN với Tầm nhìn tới 2025 hướng tới 5 mục tiêu lớn: Một là, thu hút sự tham gia của người dân và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, thông qua các biện pháp: tăng quyền cho người dân và tăng cường các thể chế bảo đảm nhằm thu hút sự tham gia của các nhóm/giới vào các tiến trình của ASEAN.

Hai là, đáp ứng tốt hơn lợi ích của người dân về phúc lợi, bảo trợ xã hội, bình đẳng giới, quyền con người, giảm nghèo, y tế, việc làm, giáo dục và thông tin. Ba là, xây dựng cộng đồng bền vững với việc bảo tồn và quản lý bền vững các tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Bốn là, nâng cao năng lực để cùng xử lý những thách thức, thông qua các biện pháp tăng cường khả năng dự báo, xử lý và quản lý thảm họa. Năm là, tạo môi trường thuận lợi (chính sách, thể chế) để khuyến khích người dân và doanh nghiệp thích ứng, đổi mới, sáng tạo và trách nhiệm hơn và xây dựng văn hóa kinh doanh trong ASEAN.

Mục tiêu chính của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN tầm nhìn 2025

Ngày 7/10/2003, tại Bali (Indonesia), 10 nước thành viên ASEAN đã ký kết Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II.

Theo Tuyên bố hòa hợp ASEAN II, Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN có những mục tiêu chính sau: Thực hiện mục tiêu nêu trong Tầm nhìn 2020 về xây dựng một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau; Hợp tác trong lĩnh vực phát triển xã hội nhằm nâng cao đời sống của các nhóm người có hoàn cảnh bất lợi, người dân ở nông thôn; khuyến khích sự tham gia tích cực của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là phụ nữ, thanh niên và các cộng đồng địa phương; Đảm bảo để những người lao động trong khu vực được chuẩn bị sẵn sàng và được hưởng lợi từ tiến trình liên kết kinh tế khu vực, thông qua việc đầu tư thêm nguồn lực cho giáo dục tiểu học và cao đẳng, đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ, tạo công ăn việc làm và được đảm bảo về mặt xã hội; Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực y tế, bao gồm cả việc phòng, chống các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS và SARS và ủng hộ các nỗ lực khu vực để người dân có thể tiếp cận nhiều hơn đối với các loại thuốc thông thường; Bồi dưỡng nhân tài, thúc đẩy giao lưu giữa các học giả, văn nghệ sĩ, những người làm trong ngành truyền thông để bảo tồn và nâng cao giá trị của các di sản văn hoá đa dạng, đồng thời xây dựng bản sắc khu vực, nhận thức của người dân về ASEAN; Tăng cường hợp tác để giải quyết những vấn đề liên quan tới tăng trưởng dân số, thất nghiệp, môi trường xuống cấp và ô nhiễm xuyên biên giới, quản lý thiên tai.

Để cụ thể hóa các mục tiêu đề ra trong Tuyên bố Bali II, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 10, Viên chăn, Lào, tháng 11/2004, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Kế hoạch hành động Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC POA), tập trung vào các mục tiêu cụ thể nằm dưới 4 thành tố chính gồm: Xây dựng cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau; Quản lý tác động xã hội của liên kết kinh tế; Nâng cao tính bền vững của môi trường và Tăng cường các nền tảng cho sự gắn kết xã hội trong khu vực.

Cũng tại Hội nghị này, các Nhà lãnh đạo đã thông qua Chương trình hành động Viên-Chăn (VAP) bao gồm các hoạt động nhằm triển khai xây dựng 3 trụ cột Cộng đồng ASEAN. Về ASCC, VAP nêu các hoạt động dưới 4 thành tố chính gồm: Tạo dựng cộng đồng các xã hội đùm bọc; Giải quyết những tác động xã hội của hội nhập kinh tế; Phát triển môi trường bền vững; iv) Nâng cao nhận thức và bản sắc ASEAN, tương ứng với những nội dung ưu tiên đề ra trong ASCC POA.

Hiện nay, kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN gồm 6 thành tố chính: Phát triển con người; Phúc lợi và bảo hiểm xã hội; Các quyền và bình đẳng xã hội; Đảm bảo môi trường bền vững; Tạo dựng bản sắc ASEAN; Thu hẹp khoảng cách phát triển và 40 thành tố cùng với 340 biện pháp thực hiện trong giai đoạn 2009-2015 cũng như thể chế thực hiện và giám sát.

Các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Kế hoạch tổng thể ASCC đang được thúc đẩy trên nhiều lĩnh vực và tập trung vào 6 thành tố chính kể trên. Về phát triển nguồn nhân lực: ASEAN khuyến khích phát triển giáo dục suốt đời và sử dụng ICT như những phương tiện thúc đẩy nền giáo dục ASEAN và nâng cao nhận thức về ASEAN. Về phúc lợi và bảo trợ xã hội: ASEAN tập trung hợp tác y tế ngăn ngừa và kiểm soát bệnh dịch truyền nhiễm, HIV và AIDS, các bệnh dịch truyền nhiễm mới nổi khác; giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng, xây dựng ASEAN không có ma túy, dự phòng và ứng phó thiên tai thảm họa v.v. Về các quyền và công bằng xã hội: ASEAN đẩy mạnh hợp tác thúc đẩy và bảo vệ quyền của các nhóm đối tượng yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người già, người khuyết tật, người lao động di cư v.v.; Về bảo đảm bền vững môi trường: ASEAN tăng cường hợp tác ứng phó với các thách thức môi trường xuyên biên giới như ô nhiễm khói mù, chất thải, bảo vệ môi trường biển, đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu. Về xây dựng bản sắc ASEAN và nâng cao ý thức cộng đồng: ASEAN chú trọng gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của khu vực, thúc đẩy trao đổi văn hóa, giao lưu nhân dân, đề cao nguyên tắc thống nhất trong đa dạng, tăng cường sự hiểu biết và chia sẻ giữa người dân về văn hóa, lịch sử, tôn giáo và văn minh.

ASEAN khẳng định tinh thần cộng đồng, từng bước phục hồi kinh tế ASEAN khẳng định tinh thần cộng đồng, từng bước phục hồi kinh tế
Sau 3 ngày họp trực tuyến dưới sự chủ trì của Brunei - nước giữ cương vị Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2021, kết quả của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39 cùng các hội nghị cấp cao liên quan một lần nữa khẳng định năng lực, vị thế và vai trò trung tâm của ASEAN trong nhiều vấn đề khu vực và quốc tế.
Phục hồi kinh tế ASEAN cần sự đồng hành, chủ động của doanh nghiệp trong trạng thái bình thường mới Phục hồi kinh tế ASEAN cần sự đồng hành, chủ động của doanh nghiệp trong trạng thái bình thường mới
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) rất cần sức sống, sự chủ động và sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp để thích ứng với dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế.
Việt Nam chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm vào công việc chung của ASEAN Việt Nam chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm vào công việc chung của ASEAN
Nhận lời mời của Quốc vương Brunei, Chủ tịch ASEAN năm 2021, Hasanal Bolkiah, từ ngày 26-28/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN.
Khánh An
Nguồn:

Tin bài liên quan

Việt Nam luôn sẵn sàng phối hợp trong việc triển khai các sáng kiến thuộc Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN

Việt Nam luôn sẵn sàng phối hợp trong việc triển khai các sáng kiến thuộc Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN

Ngày 24/3, tại Luang Prabang, Bắc Lào đã diễn ra Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN lần thứ 31 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào. Đây là kỳ họp đầu tiên trong năm 2024 với sự tham dự của các Bộ trưởng, Trưởng đoàn phụ trách Cộng đồng Văn hoá - Xã hội 10 nước thành viên ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN. Đoàn đại biểu đến từ Timor Leste tham gia hội nghị với tư cách quan sát viên.
Đề xuất Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam cùng liên kết phát triển du lịch “4 quốc gia 1 điểm đến”

Đề xuất Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam cùng liên kết phát triển du lịch “4 quốc gia 1 điểm đến”

Chiều ngày 17/1/2024 (giờ địa phương) tại Davos, Thuỵ Sỹ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu với tư cách diễn giả chính tại phiên thảo luận “Bài học từ ASEAN” trong khuôn khổ Hội nghị thường niên lần thứ 54 Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Davos năm 2024.
Việt Nam có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ASEAN

Việt Nam có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ASEAN

Ông Thongphan Savanphet, Thứ trưởng Ngoại giao Lào, nhấn mạnh trong suốt 28 năm qua, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp chung của ASEAN và đạt những thành tựu nổi bật ở nhiều lĩnh vực.

Các tin bài khác

Hợp tác với Việt Nam là một ưu tiên của EU tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Hợp tác với Việt Nam là một ưu tiên của EU tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Đại sứ Nguyễn Văn Thảo bày tỏ tin tưởng chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Phái đoàn COASI sẽ góp phần xây dựng hiểu biết chung giữa hai bên, qua đó làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam-EU.
Đưa quan hệ Việt Nam-Ghana đi vào chiều sâu, thực chất

Đưa quan hệ Việt Nam-Ghana đi vào chiều sâu, thực chất

Ghana hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở khu vực Tây Phi với kim ngạch trao đổi thương mại song phương năm 2023 đạt 733 triệu USD. Tuy nhiên, những kết quả này còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng to lớn và mong muốn của hai nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn-ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đọc nhiều

Loạt lãnh đạo PGBank từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ

Loạt lãnh đạo PGBank từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ

Loạt nhân sự cấp cao của PGBank vừa nộp đơn xin từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2024 được tổ chức vào ngày 20/4 tới đây tại Ninh Bình.
Hungary trao Huân chương Chữ thập Vàng cho dịch giả Vũ Ngọc Cân

Hungary trao Huân chương Chữ thập Vàng cho dịch giả Vũ Ngọc Cân

Ngày 17/4, tại Hà Nội đã diễn ra lễ trao Huân chương Chữ thập Vàng của Nhà nước Hungary cho PGS. TS Vũ Ngọc Cân, người dịch thành công nhiều tác phẩm văn học nổi ...
Diễn đàn phụ nữ Việt Nam tại Châu Âu kí kết hợp tác Hiệp hội nữ doanh nhân TP Hà Nội

Diễn đàn phụ nữ Việt Nam tại Châu Âu kí kết hợp tác Hiệp hội nữ doanh nhân TP Hà Nội

Ngày 18/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ kí kết hợp tác giữa Diễn đàn phụ nữ Việt Nam tại Châu Âu với Hiệp hội nữ doanh nhân TP Hà Nội.
Children of Vietnam cam kết hỗ trợ cho tỉnh Quảng Trị hơn 19 tỉ đồng

Children of Vietnam cam kết hỗ trợ cho tỉnh Quảng Trị hơn 19 tỉ đồng

Mới đây, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị tỉnh Quảng Trị và Tổ chức Children of Vietnam ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác giữa giai đoạn 2024-2028 với 5 chương trình chính ...
Giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào

Giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào

Vừa qua, hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với trung tâm văn hóa Việt Nam tại Lào tổ chức triển lãm giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật về đề tài biển đảo với tên gọi “Tổ quốc bên bờ sóng”.
Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, ngày 18/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức cấp nước ngọt miễn phí cho người dân vùng hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Tuyên truyền biển, đảo năm tới người dân thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Tuyên truyền biển, đảo năm tới người dân thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Sáng 16/4, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân phối hợp với Thị ủy Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo cho hơn 500 đồng chí là cán bộ chủ chốt Thị ủy, các đồng chí nguyên lãnh đạo thị xã qua các thời kỳ và cán bộ các xã, phường.
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
vung 3 hai quan thuc hien cuu nan tau ca tai quang ngai
Xin chờ trong giây lát...
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Đối ngoại nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Clip học sinh Vương quốc Anh học chúc Tết Việt
Phiên bản di động