Mùa xuân cúng nước của người Rơ Ngao
Đầu xuân ở chùa làng Đây còn là không gian để người dân mặc đồ đẹp chụp ảnh lưu niệm trong năm mới, mà còn là nơi người dân cả Kinh lẫn Thượng hòa chung nhịp sống để cùng vươn lên mỗi ngày. |
Gia Lai: Dỡ bỏ giãn cách xã hội tại nhiều huyện thị, học sinh đi học lại từ 1/3 Sau 14 ngày không ghi nhận ca mắc Covid-19, tỉnh Gia Lai quyết định dỡ bỏ giãn cách 3 huyện và một thị xã trên địa bàn. |
Người làng Rơ Ngao chuẩn bị làm lễ cũng giọt nước đầu xuân mới. |
Người Rơ Ngao là một nhánh của dân tộc Ba Na sống tập trung tại làng Kon Trang Long Loi (huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum). Cứ vào dịp cuối năm âm lịch hoặc sau khi mùa thu hoạch hoàn tất, người Rơ Ngao nơi đây lại tổ chức Lễ cúng Nước nhằm cầu thần linh ban cho dân làng nước sạch, sức khỏe và mùa màng bội thu.
Già làng chuẩn bị các lễ vật để làm lễ cúng. |
Lễ vật cúng giọt nước. |
Lễ cúng giọt nước của làng để cầu mong có một nguồn nước tươi mới, cây cối, mùa màng cũng từ đó phát triển hơn. |
Trước khi lễ cúng diễn ra, già làng sẽ xác định ngày lành làm lễ và thông báo đến người dân để cùng nhau đóng góp hiện vật, phục vụ việc cúng bái. Trong đó, những vật phẩm không thể thiếu cho buổi Lễ là lợn, gà, gạo nếp và rượu ghè (cần).
Trước đây, phong tục của người Rơ Ngao là cắt tiết gà và đem rải quanh chỗ giọt nước, nhưng việc này tạo nên sự mê tín dị đoan không đáng có trong cộng đồng dân tộc nên đã bị loại bỏ. |
Thay vì cúng và cắt tiết gà, người làng đã cúng gà nấu chín. Đồng thời một hủ tục khác là lễ hiến sinh (đâm trâu bò) cũng đã được cộng đồng người Rơ Ngao loại bỏ. |
Ông A Thui - 62 tuổi, già làng Kon Trang Long Loi phân công người làng chuẩn bị tất cả các thứ. Khi mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng, già làng A Thui mặc trên mình bộ quần áo thổ cẩm, đứng trước “Nước giọt” và bắt đầu những lời khấn vái để mời thần linh về chứng giám, dự lễ cùng dân làng. Kết thúc nghi lễ, già làng A Thui dùng gùi để hứng nước. Sau khi chiếc gùi đã đầy nước, người dân sẽ dùng số nước đó châm vào ghè rượu và già làng là người đầu tiên được thưởng thức những giọt nước tinh khiết trong ghè rượu.
Trên gương mặt của mọi người hiện rõ lên sự phấn khởi, vui tươi vì người dân nơi đây tin rằng Thần nước sẽ mang đến cho dân làng nguồn nước tinh khiết, giúp mọi người khỏe mạnh, mùa màng phát triển. |
Tiếp đó, người dân trong làng sẽ cùng nhau hứng nước rồi về nhà sử dụng, chuẩn bị cho mùa lễ hội sắp tới tại nhà rông. Trên gương mặt của mọi người hiện rõ lên sự phấn khởi, vui tươi vì người dân nơi đây tin rằng Thần nước sẽ mang đến cho dân làng nguồn nước tinh khiết, giúp mọi người khỏe mạnh, mùa màng phát triển.
Đồ vật cúng giọt nước. |
Một điều thú vị mà già làng A Thui chia sẻ, thì trước đây theo phong tục của người Rơ Ngao là cắt tiết gà và đem rải quanh chỗ giọt nước. Nhưng việc làm này tạo nên sự mê tín dị đoan không đáng có trong cộng đồng dân tộc. Vì vậy, cộng đồng làng đã thống nhất và bỏ được phong tục cắt tiết gà. Một hủ tục khác là lễ hiến sinh (đâm trâu bò) cũng đã được cộng đồng người Rơ Ngao loại bỏ. Thay vào đó, người dân chỉ cần dọn dẹp thật sạch sẽ khu vực giọt nước và cúng các nông sản của làng. là có một nguồn nước tươi mới, cây cối, mùa màng cũng từ đó phát triển hơn.
Vũ điệu cúng giọt nước sau phần nghi lễ. Trong niềm vui hân hoan, mọi người cùng nhau thưởng thức những ghè rượu, ca hát và tâm tình với nhau. |
Sau phần làm lễ tại giọt nước là đến phần hội ở nhà rông của làng. Từ xa, âm thanh rộn rã của tiếng cồng chiêng vang lên khắp cả buôn làng. Già làng cùng đội cồng chiêng, múa xoang đi quanh nhà rông để cảm ơn thần linh đã phù hộ cho dân làng có được một vụ mùa bội thu. Mọi người cũng cầu mong thần linh phù hộ cho một năm mới mưa thuận gió hòa và dân làng có sức khỏe để chăm sóc vụ mùa ngày một phát triển.
Sau phần làm lễ tại giọt nước là đến phần hội ở nhà rông của làng. Từ xa, âm thanh rộn rã của tiếng cồng chiêng vang lên khắp cả buôn làng. |
Nhà Rông, nơi diễn ra phần hội sau lễ cúng. |
Dân làng tập trung quanh nhà rông, bày ra đủ các loại món ăn như măng xào, thịt nướng, lá mì xào… và đặc biệt không thể thiếu là rượu ghè. Hàng trăm ghè rượu trang trí bắt mắt đã được người dân tại đây bày ra trước nhà rông như để cảm tạ Thần nước đã ban cho buôn làng nguồn nước quý giá. Trong niềm vui hân hoan, mọi người cùng nhau thưởng thức những ghè rượu, ca hát và tâm tình với nhau. Từ người già đến trẻ nhỏ đều hòa mình vào những điệu múa xoang, cùng với nhịp cồng chiêng đang vang lên giữa núi đồi tạo nên bầu không khí lễ hội tưng bừng, mang đậm bản sắc của người Rơ Ngao.
Đà Nẵng tổ chức 9 điểm bán nông sản giải cứu cho nông dân Hải Dương Những chuyến xe cứu trợ nông sản tỉnh Hải Dương sẽ được tiếp tục cho đến khi tình hình dịch bệnh tại đây được kiểm soát, người nông dân tỉnh Hải Dương vượt qua thời kỳ khó khăn. |
Đà Nẵng: Hơn 1000 thanh niên chuẩn bị nhập ngũ được xét nghiệm SARS-CoV-2 Quá trình kiểm tra sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm được thực hiện theo đúng quy trình hướng dẫn của Bộ Y tế. |
Đà Nẵng: Di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ được xếp hạng di tích Di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ là những thông điệp văn hóa quá khứ bị lãng quên do hoàn cảnh lịch sử. |