Mùa Vu Lan 2019: Người Hà Nội đi chùa từ sớm, người Sài Gòn thành tâm dự lễ thả hoa đăng
Những ca khúc xúc động dành cho ngày lễ Vu Lan "Tứ Ân" trong đạo Phật nghĩa là gì? Vu lan báo hiếu: Xúc động với nghi lễ Bông hồng cài áo |
Lễ Vu Lan vào rằm tháng 7 hàng năm là ngày lễ lớn của người Việt, có ý nghĩa đầu tiên là sự báo hiếu. Vào ngày này, mọi người dân đều đến chùa lễ Phật cầu an cho cha mẹ đã khuất, cầu sức khỏe cho cha mẹ vẫn còn trên đời. Mùa Vu Lan báo hiếu cũng là dịp để mọi người sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn, cũng là để nhắc nhở bản thân hiếu kính với mẹ cha và luôn nhớ công ơn của tổ tiên, những bậc sinh thành.
Vì là ngày lễ truyền thống lớn trong văn hóa của người Việt, ở Hà Nội, nhiều gia đình đi lễ chùa từ rất sớm, trong khi đó, ở TP HCM, các ngôi chùa cũng đón hàng nghìn phật tử đến cầu an và dự lễ thả hoa đăng.
Rằm tháng 7 năm nay thời tiết khá oi bức, nhưng ngay từ sáng sớm, người dân Hà Nội đã lên chùa thành tâm khấn vái, cầu sức khỏe cho cha mẹ và mọi người trong gia đình. (Ảnh: Kinh tế & Đô thị) |
Lễ Vu Lan là dịp để những người con nhớ về cha mẹ đã khuất. Nếu ai may mắn còn cha mẹ, thì đó là dịp để thể hiện tình yêu thương. Lễ Vu Lan về như nhắc nhở những người con rằng đừng để đến khi cha mẹ không còn mới báo hiếu. (Ảnh: Kinh tế & Đô thị) |
Ở chùa Trấn Quốc, nhiều em học sinh cũng được lên chùa dự lễ Vu Lan để hiểu về đạo hiếu, về công lao của bố mẹ. (Ảnh: Kinh tế & Đô thị) |
Nghi lễ "bông hồng cài áo" được thực hiện trang trọng. Bông hồng màu đỏ cho người còn cả cha lẫn mẹ. Bông hồng màu hồng cho người đã mất mẹ hoặc mất cha. Người đã mất cả mẹ lẫn cha được cài một bông hồng màu trắng. (Ảnh: VNE) |
Một em bé được bố mẹ cho đi dự lễ cúng dường trong Đại lễ Vu Lan 2019. (Ảnh: VNE) |
Tối 15/8 (15 tháng 7 Âm lịch), hầu hết các ngôi chùa lớn, nhỏ tại TP HCM đều có rất nhiều phật tử đến cầu bình an cho người thân nhằm thể hiện sự hiếu đễ đối với các bậc sinh thành. Đặc biệt, năm nay chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh) tổ chức lễ Vu Lan với tựa đề Hoa đăng thắp nến tri ân và cầu quốc thái dân an. (Ảnh: Báo Tin tức) |
Sau khi nhà chùa làm lễ, mỗi người cầm trên tay chiếc hoa đăng và viết lời cầu nguyện, lời chúc cho gia đình, cha mẹ bình an rồi di chuyển ra bờ sông Sài Gòn, thả trôi trên mặt nước, thắp sáng cả dòng sông tạo nên khung cảnh lung linh huyền ảo. (Ảnh: Saostar) |
Đại lễ Vu Lan 2019 khép lại với nghi lễ thả hoa đăng |
Xem thêm:
Những ca khúc xúc động dành cho ngày lễ Vu Lan Những ca khúc viết về cha mẹ luôn khiến mỗi chúng ta xúc động mỗi khi dịp lễ Vu Lan cận kề. |
"Tứ Ân" trong đạo Phật nghĩa là gì? "Tứ Ân" được nhắc đến nhiều mỗi mùa Vu Lan đến. Vậy "Tứ Ân" trong đạo Phật có ý nghĩa là gì và tại sao ... |
Vu lan báo hiếu: Xúc động với nghi lễ Bông hồng cài áo Tối 11/8, hàng nghìn người đã tới chùa Kim Sơn Lạc Hồng ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình để tham dự đại lễ Vu ... |
Đại lễ Vu lan 2019: Không đốt vàng mã, không cúng lễ thu tiền Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu các cơ sở thờ tự không đốt vàng mã, không tổ chức cúng lễ thu tiền trong ... |
Mâm cúng lễ Vu Lan báo hiếu cần chuẩn bị những gì? Mâm cúng lễ Vu Lan báo hiếu cần chuẩn bị thành tâm, không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy nhưng phải thể hiện được ... |
Ngày Vu Lan 2019 là ngày nào? Ngày Vu Lan là ngày để những người con thể hiện đạo hiếu với đấng sinh thành. Đây cũng là ngày lễ chính thức của ... |
Bông hồng cài áo mùa Vu Lan: Nguồn gốc và ý nghĩa ít ai biết Hình ảnh bông hồng cài áo luôn gắn liền với mùa Vu Lan tháng 7 âm lịch. "Bông hồng cài áo" có nguồn gốc và ... |
6 loại hoa dùng để cúng ngày lễ Vu lan Hoa huệ, hoa hồng, hoa ly, hoa lan, hoa cẩm chướng, hoa mẫu đơn là 6 loại hoa được chọn để dâng lễ cúng ngày ... |