Món bánh gật gù đặc sản xứ mỏ Quảng Ninh
Sơn Lâm 22/12/2022 10:47 | Cuộc sống muôn màu
![]() |
Bánh gật gù - Đặc sản độc lạ của vùng đất Quảng Ninh (Ảnh: Sưu tầm). |
Bánh gật gù cùng với bánh cuốn chả mực, gà đồi, sá sùng, con ngán… là những đặc sản Hạ Long mà thực khách không thể bỏ lỡ.
Ấn tượng đầu tiên khi nghe đến tên món bánh này chính là ở cái tên độc đáo. Rất nhiều du khách từ xa tới thắc mắc lý do tại sao mà món này lại có cái tên kỳ lạ và ngộ nghĩnh như vậy. Thực ra lý do rất đơn giản, vì bánh khi thành phẩm sẽ khá dài, cầm lên bánh không thể đứng thẳng được mà cứ gật bên này rồi ngả bên kia, đó chính là lí do cái tên bánh gật gù ra đời. Sự ra đời của cái tên có phần đơn giản, mộc mạc, nhưng lâu dần thành thói quen và gắn bó đến tận bây giờ.
Bánh gật gù Quảng Ninh là một món ăn chứa đựng biết bao nhiêu tâm tình và của con người đất mỏ. Quy trình chế biến hoàn toàn được thực hiện một cách thủ công từ những đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ mới có thể tạo ra được một món bánh thơm ngon nức tiếng như vậy. Đến hiện nay nhờ du lịch phát triển, món bánh gật gù không chỉ được người dân Quảng Ninh ăn mỗi ngày như món lót dạ mà còn trở nên vô cùng quen thuộc với khách du lịch.
Để chế biến được món bánh gật gù thơm ngon phục vụ thực khách cũng như mang ẩm thực đất mỏ đến gần với khách du lịch , thì các bước chuẩn bị và thực hiện phải vô cùng tỉ mỉ. Người làm bánh chính là một nghệ sĩ, với bàn tay khéo léo và tất cả sự công phu để tạo ra món ăn chuẩn vị nhất.
Về nguyên liệu làm nên món bánh gật gù thì phải được làm từ bột gạo ngon, có màu trắng và chất gần giống như bánh phở, bánh cuốn. Gạo dùng được lựa chọn vô cùng gắt gao của những người làm bánh gật gù lâu năm. Đầu tiên gạo sẽ được ngâm qua đêm cho no căng nước, vớt ra để ráo rồi nghiền hoặc xay thành bột nước. Đặc biệt bí quyết của người dân Quảng Ninh khi nghiền bột đó là cho thêm một ít cơm nguội vào để đến lúc tráng bánh sẽ phồng xốp và dẻo mịn hơn.
Để làm bánh ngon hơn, những người giàu kinh nghiệm sẽ chọn xay bột bằng tay thay vì xay bằng máy. Tuy xay thủ công sẽ tốn nhiều thời gian hơn nhưng bù lại thì bánh tráng lên sẽ ngon và xốp hơn rất nhiều. Loại nước chấm ăn kèm cũng phải được chọn lọc kỹ lưỡng, là nước mắm nguyên chất chưng cùng với mỡ gà, thêm hành phi và ớt tươi. Bí quyết tạo nên thương hiệu món bánh gật gù chính là ở miếng mỡ gà béo ngậy, khi chưng lên sẽ có màu sánh vàng rất đẹp mắt, không thể thay bằng bất cứ loại mỡ nào khác.
Về cách làm bánh gật gù, cách tráng bánh cũng tương tự với cách làm món bánh cuốn, tráng lớp bánh mỏng trên bếp lửa liu riu. Để bánh dẻo và ngon thì người pha bột phải thật chú ý, không được pha quá đặc hay quá loãng, đều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng món ăn.
Phần bột được múc từng muỗng rồi đổ lên khuôn, dàn đều thành hình vòng tròn, dày hơn bánh cuốn và mỏng hơn bánh đa. Sau đó lấy nắp đậy lại, đợi vài phút để thấy bánh nở phồng lên là bánh đã chín.Tiếp theo dùng một ống tre nhẹ nhàng cuộn bánh thành hình dài, rồi nhấc phần bánh ra khỏi khuôn. Bánh khi mới lấy ra nên để lên lá chuối, tách nhau ra để tránh bị dính khi ăn. Đợi bánh nguội bớt, màu trong, mềm, dẻo thì sẽ chấm ăn ngay.
Món bánh gật gù được xếp vào một trong những món ẩm thực vỉa hè rất được ưa chuộng tại Quảng Ninh, có giá thành bình dân và hương vị phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Bánh có họ hàng với bánh phở, bị dai dẻo của bột gạo rất đặc trưng. Tại một số quán ăn, món bánh này cũng có thể được chấm với khâu nhục, là món thịt ba chỉ hầm, ăn cùng chả mực Hạ Long ,mang lại hương vị mới lạ cho người thưởng thức.
Hương vị bánh gật gù được yêu thích bởi sự hòa trộn tuyệt vời của bột gạo dẻo ngọt với nước mắm chua cay đậm đà. Vì bánh từ gạo nên bạn có thể ăn vào bất cứ bữa nào trong ngày, ăn no chứ không phải chỉ để ăn vặt. Bánh có mức giá bình dân, phù hợp với túi tiền của hầu hết du khách và cả người dân.
Nguồn video: Quảng Ninh
Truyền hình
Đáng chú ý
Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng: Lần đầu "thủng" mốc 3%/năm

Bài viết mới
Dấu ấn ẩm thực đặc sắc của bánh mỳ Việt Nam

Ngắm hoa mận trên cao nguyên Bắc Hà

Chuyên đề

Quan hệ Việt Nam-Australia từ góc nhìn đối ngoại nhân dân

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Ngày Valentine, còn gọi là Ngày lễ tình yêu hay là Ngày lễ tình nhân diễn ra vào ngày 14/2 hàng năm. Ngày lễ này được đặt tên theo Thánh Valentinô, một trong số những vị thánh tử vì đạo Kitô giáo đầu tiên - và cũng là ngày mà cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa các đôi tình nhân và bạn bè khác giới. Trước đây, ngày Valentine là ngày lễ chỉ ở Bắc Mỹ và Châu Âu, nhưng ngày nay nó được phổ biến ở hầu hết các quốc gia.