MoMo trở thành "kỳ lân", giá ước tính hơn 2 tỷ USD
Ngày 21/12/2021, MoMo - nền tảng siêu ứng dụng Fintech có tốc độ phát triển nhanh tại Việt Nam vừa công bố đã hoàn thành vòng gọi vốn thứ 5 (Series E) với số tiền đầu tư trị giá khoảng 200 triệu USD từ các nhà đầu tư toàn cầu bao gồm Mizuho, Ward Ferry, Goodwater Capital và Kora Management.
Vòng gọi vốn lần này được dẫn dắt bởi Mizuho, một trong 3 tổ chức tài chính có quy mô vốn lớn nhất Nhật Bản đến thời điểm hiện tại.
Ví điện tử MoMo được đầu tư thêm 200 triệu USD. Ảnh: Akira Kodaka/Reuters |
Theo đó, MoMo sẽ sử dụng nguồn vốn mới để củng cố vị trí siêu ứng dụng dẫn đầu thị trường thông qua việc tăng cường cung cấp các dịch vụ tài chính đến 31 triệu khách hàng hiện hữu, mở rộng thị trường thông qua việc cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho hàng triệu doanh nghiệp nhỏ (SME), siêu nhỏ (MSME) tại Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty này sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư vào các doanh nghiệp tiềm năng tại Việt Nam để mở rộng hệ sinh thái.
“Chúng tôi cũng sẽ mở rộng và tăng cường các dịch vụ của mình tại các thành phố cấp 2, cấp 3 cũng như các vùng nông thôn”, thông cáo báo chí của MoMo cho biết.
Theo thông tin từ hãng truyền thông chuyên về dịch vụ tài chính DealStreetAsia có trụ sở tại Singapore thì giá trị của MoMo đã vượt con số 2 tỷ USD sau khi thành công với vòng gọi vốn Series E này.
Báo cáo kinh doanh của MoMo mới đây cho thấy, hiện ví điện tử "quốc dân" này đang có 31 triệu người dùng, tăng 11 triệu người dùng so với tháng 9/2020. Cùng với đó, độ "phủ sóng" của MoMo cũng tăng lên không ngừng với hơn 140.000 điểm trên cả nước giúp khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ của khách hàng trở nên thuận tiện hơn.
“Mạng lưới đối tác của MoMo bao gồm hơn 50 tổ chức tài chính và ngân hàng cùng với 50.000 thương hiệu của các doanh nghiệp”, hãng tin DealStreetAsia dẫn báo cáo của MoMo cho biết.
Trả lời phỏng vấn của các phóng viên, ông Daisuke Horiuchi, Giám đốc điều hành mảng Kinh doanh bán lẻ của Mizuho (Mizuho’s Retail Business) bày tỏ niềm tự hào khi trở thành nhà đầu tư của MoMo sau một quá trình tìm kiếm và mở rộng các mảng kinh doanh bán lẻ tại Đông Nam Á, cũng như trong lĩnh vực chuyển đổi số và phát triển tài chính toàn diện.
“MoMo đã thể hiện rất xuất sắc trong cả ba lĩnh vực trên và chúng tôi tin tưởng rằng, công ty sẽ tiếp tục góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống không chỉ của con người Việt Nam, mà còn của cả các doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các giải pháp toàn diện liên quan đến dịch vụ tài chính, cũng như các dịch vụ thiết yếu khác cho cuộc sống”, ông Daisuke Horiuchi cho biết.
Ông Nguyễn Mạnh Tường, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc MoMo cũng thể hiện cam kết trong việc không ngừng đổi mới, sáng tạo và tạo ra các giá trị khác biệt tại thị trường đầy năng động như Việt Nam thông qua sử dụng công nghệ để cải thiện chất lượng cuộc sống người Việt, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ tài chính và những dịch vụ thiết yếu khác của cuộc sống một cách đơn giản, thuận tiện, với chi phí thấp.
MoMo là một trong những ví được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Ảnh: Lien Hoang/Nikkei Asia |
Được biết, trong suốt thời gian 2 năm qua khi Việt Nam phải đối mặt với đại dịch COVID-19, MoMo đã tích cực xây dựng một nền tảng thiện nguyện, từ thu hút hàng triệu khách hàng cùng chung tay đóng góp với số tiền lên đến gần 4 triệu USD để hỗ trợ cho những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội như: trẻ em mồ côi, người già neo đơn, gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn,...
Hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo của tập đoàn Facebook và công ty tư vấn Bain & Co (Mỹ) công bố hồi tháng 8/2021 nhận định rằng, với 53 triệu khách hàng sử dụng các dịch vụ trực tuyến vào cuối năm nay thì Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á trong việc phát triển tệp khách hàng được gọi là “người tiêu dùng số”, chỉ đứng sau Indonesia. Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2030, nền kinh tế số sẽ chiếm 30% GDP của cả nước. Ngoài ra, website của Chính phủ cũng thể hiện mong muốn đến 2025, sẽ có 80% dân số sẵn sàng sử dụng các dịch vụ và tiện ích thanh toán trực tuyến trên nền tảng số. |
Sàn giao dịch tiền điện tử Bybit hợp tác với thương hiệu thể thao điện tử (Esports) Virtus.pro của Nga Bybit, sàn giao dịch tiền điện tử ngày càng phổ biến và được công nhận đang nhanh chóng mở rộng danh mục các đối tác thể thao điện tử (esports) của mình. |
Nền tảng thương mại điện tử B2B ElectGo.com cung cấp sản phẩm điện chính hãng cho khách hàng trên toàn cầu ElectGo.com là một thị trường công nghiệp thương mại điện tử theo hình thức doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) tập trung vào các sản phẩm Điện, Điều khiển, Chiếu sáng, An toàn… ElectGo.com phục vụ cho việc tiêu thụ các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu và sự thay đổi của hành vi mua trong những năm gần đây. |
Chính phủ điện tử - chính phủ hiện đại, đổi mới, vì dân Chính phủ điện tử là chính phủ hiện đại, đổi mới, vì dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tôt hơn trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin-truyền thông. |