Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Chuyên đề
13:10 | 29/12/2020 GMT+7

Mối hiểm hoạ tiềm tàng từ trò chơi trên không gian mạng

aa
Thời gian qua, trên mạng xã hội trò chơi có tên gọi “Thử thách cá voi xanh”, Thử thách Momo đã xuất hiện ở Việt Nam khiến nhiều người lo ngại bởi nó có thể ảnh hưởng tới tâm lý, thậm chí cả tính mạng người chơi.
Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, công dân trên không gian mạng Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, công dân trên không gian mạng
Đây là quyền tự do cơ bản của công dân được pháp luật quốc tế, Hiến pháp, pháp luật Việt Nam tôn trọng và bảo vệ. Bên cạnh đó, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, mỗi cá nhân, công dân trong khi sử dụng, thực hiện các quyền và tự do của mình thì phải có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội, đối với quốc gia, dân tộc mà mình đang sống.
Trẻ em được bảo vệ thế nào trên không gian mạng tại Việt Nam Trẻ em được bảo vệ thế nào trên không gian mạng tại Việt Nam
Chính phủ Việt Nam thể hiện sự quan tâm rất lớn đến vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng thông qua việc ban hành Luật Trẻ em, Luật an toàn thông tin mạng, Luật an ninh mạng và các văn bản hướng dẫn đã đưa ra một số quy phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Nguy hiểm rình rập từ các trò chơi trên mạng xã hội

Vài năm gần đây, trên Youtube xuất hiện nhiều video mang tên Thử thách Momo (Momo challenge) có nội dung độc hại, hướng dẫn trẻ em tự sát. Momo là một nhân vật thường được chèn vào các đoạn phim hoạt hình nổi tiếng và phổ biến, ví dụ Heo Peppa. Người có động cơ xấu tải các phim này, chèn Momo vào giữa với mục đích là nói chuyện với trẻ em nhỏ, các em tuổi thiếu niên (teenagers) và điều khiển các em làm những trò "thử thách", thường là dẫn đến việc tự sát.

Nguy hiểm hơn nữa, Momo còn xuất hiện trên ứng dụng YouTube Kids, trong các video hoạt hình mà trẻ em thường xem. Ngoài ra, Momo cũng có thể liên lạc đến người dùng bằng các ứng dụng trò chuyện. Hiện vẫn chưa thể xác định “thử thách Momo” bắt nguồn từ đâu và những người dàn dựng nên nó có mục đích gì.

Chỉ trong vòng một tháng gần đây đã xảy ra hai vụ trẻ em, 8 tuổi (ở Đồng Nai) và 5 tuổi (Thành phố Hồ Chí Minh) tử vong thương tâm mà nguyên nhân ban đầu được xác định là do làm theo các thử thách Momo trên Youtube... Liên tiếp vụ việc xảy ra đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm của việc để trẻ em tự do tham gia mạng Internet.

Bên cạnh “Thử thách Momo, “Thử thách cá voi xanh” (Blue Whale Challenge) cũng mang nguy hiểm với trẻ em.

Qua tìm hiểu, trò chơi này lấy cảm hứng từ hành vi tự tử của cá voi xanh trong thực tế, khi chúng lao lên bãi biển để tự kết thúc cuộc sống của mình. Khi tham gia “Thử thách cá voi xanh”, trong vòng 50 ngày, người chơi sẽ phải làm theo những nhiệm vụ mà những “người quản lý” trò chơi này đưa ra với mức độ từ dễ đến khó theo thời gian.

Đáng chú ý, kẻ quản lý trò chơi này luôn thận trọng khi thông qua mạng xã hội để lựa chọn người chơi. Chúng thường chọn người trong độ tuổi vị thành niên, bởi những người này chưa suy nghĩ thấu đáo, liều lĩnh, dễ bị dụ dỗ và thích thể hiện bản thân; hoặc những người cô độc, sống nội tâm, hay bị bạn bè hoặc người thân cô lập. Thành viên mới muốn tham gia cũng phải được giới thiệu bởi một người đang chơi và thông qua sự chấp thuận của người đứng đầu.

Tại Việt Nam, trào lưu Cá voi xanh được núp bóng dưới dạng ứng dụng game trên mạng xã hội nên ít người để ý đến. Bên cạnh đó, thời gian qua, các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube… cũng tràn ngập clip mời gọi tham gia trào lưu chết người này. Cụ thể, có hiện tượng một số thanh thiếu niên, nhất là học sinh bậc THCS, có biểu hiện tham gia trò chơi này. Thậm chí còn có thông tin có học sinh đã cắt tay tạo hình cá voi xanh như hướng dẫn của trò chơi trên Internet.

Mối hiểm hoạ tiềm tàng từ trò chơi trên không gian mạng
Thử thách Momo khiến các phụ huynh lo lắng khi hướng dẫn trẻ tự tử. Ảnh minh hoạ

Sau một thời gian vắng bóng, gần đây trò chơi này có xu hướng quay trở lại với nhiều cái tên khác nhau như Suicide Game (Trò chơi tự tử), The Silent House (Ngôi nhà im lặng), Sea of Whales (Biển cá voi) hay Wake me up at 4:20 am (Hãy đánh thức tôi dậy lúc 4h20 sáng). Thậm chí, một số biến thể khác từ Thử thách Cá voi xanh cũng xuất hiện, như trò chơi mang tên Choking Game tại Ấn Độ với thử thách yêu cầu người chơi tự làm mình nghẹt thở.

Mạng Internet cũng là lĩnh vực mà tội phạm đang tích cực lợi dụng

Theo Trung tá Khổng Ngọc Oanh, đại diện Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), cho biết thời gian gần đây đã xảy ra liên tiếp các vụ việc đau lòng khi trẻ em học theo các trò chơi, thử thách trên mạng và tử vong. Nguyên nhân là do trên mạng xã hội có nhiều video bạo lực và không quá khó để tìm thấy các video thử thách tự tử... Nhiều video tiêu đề tưởng rất văn hóa nhưng lại chứa đựng những nội dung, thông tin xâm hại trẻ em.

“Theo Bộ Công an thống kê, có rất nhiều video dạy cách tự tử của người Nhật, người Hàn, dạy trẻ nếu bí bách, bất đồng thì nên tìm cái chết cho thanh thản... Đây là nhũng nội dung rất nguy hiểm trực chờ xâm hại trẻ em,” Trung tá Khổng Ngọc Oanh nói.

Ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng cho rằng nói đến môi trường mạng Internet luôn luôn có 2 mặt, một mặt Internet chứa đựng những thông tin tốt, mang tín lan toả nhưng cũng có ứng dụng xấu, thông tin xấu dẫn đến xâm hại, nguy hiểm cho trẻ em. Gần đây nhất là phong trào thử thách cá voi xanh (Blue Whale Challenge), thử thách Momo (quái vật Momo), thử thách muối (The Salt Challenge)... đều là những thông tin độc hại với trẻ em.

Thực trạng trên cho thấy mạng Internet đã và sẽ để lại rất nhiều nguy cơ, rủi ro cho trẻ em khi tiếp cận. Mạng Internet cũng là lĩnh vực mà tội phạm đang tích cực lợi dụng để thực hiện các hành vi, phương thức thủ đoạn để xâm hại trẻ em, tìm kiếm mại dâm, cưỡng dâm, khiêu dâm, mua bán trẻ em…

Trung tá Khổng Ngọc Oanh cho hay qua các vụ án đã phát hiện và đấu tranh cho thấy, thủ đoạn chính của các đối tượng là lập phòng chat ảo, game online, lập diễn đàn trên mạng… để tiếp cận, làm quen, lừa gạt dụ dỗ trẻ em, nhằm thực hiện các hành vi xâm hại tình dục, môi giới mại dâm, mua bán trẻ em.

Ngoài ra, đối tượng xấu tạo những thông tin ảo trên mạng như tên, tuổi, hình ảnh, địa chỉ nghề nghiệp, cuộc sống khá giả của mình rồi lợi dụng sự non nớt, sự tò mò cũng như ham chơi của trẻ em để dụ dỗ, lừa phỉnh nhằm xâm hại tình dục hoặc thực hiện hành vi mua bán trẻ em, cưỡng dâm, ép mại dâm trẻ em... Trong nhiều vụ việc, các đối tượng đã dụ dỗ các em chụp, quay hình ảnh nhạy cảm cơ thể mình để phát tán, mua bán và cưỡng bức chính các em.

“Đặc biệt, có trường hợp đối tượng giả là người cùng giới, cùng tuổi với trẻ, sau một thời gian trò chuyện về sở thích, học hành... chúng chuyển sang trò chuyện về giới tính, muốn trao đổi hình ảnh những bộ phận nhạy cảm cho nhau, đề nghị trẻ chụp hình ảnh nhạy cảm của mình gửi cho chúng. Sau khi có được một số hình ảnh của trẻ, chúng lộ nguyên hình là đối tượng phạm tội, ép buộc trẻ phải cho quan hệ tình dục, cưỡng đoạt tài sản, nếu không sẽ phát tán những hình ảnh đó lên mạng”, Trung tá Khổng Ngọc Oanh cảnh báo.

Mối hiểm hoạ tiềm tàng từ trò chơi trên không gian mạng
Thử thách cá voi xanh độc hại với trẻ em.

Thiếu kỹ năng sử dụng mạng an toàn

Hiện nay, tham gia vào bảo vệ trẻ em trên mạng đã thu hút được ngày càng nhiều sự tham gia của các cơ quan, doanh nghiệp. Nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ mạng ở Việt Nam như Vinaphone; Mobiphone cũng đã đưa ra một số giải pháp kỹ thuật để sàng lọc thông tin; tìm kiếm những thông tin xấu... Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cũng đã làm việc phá được nhiều vụ án liên quan tới xâm hại trẻ em; mua bán trẻ em trên môi trường mạng.

Ông Hoàng Minh Tiến cho biết Cục An toàn thông tin đã phối hợp với Cục Trẻ em, Cục Phát thanh và Truyền hình xử lý rất nhiều đường link, hình ảnh không chỉ trong trang mạng trong nước mà còn trên một số trang mạng nước. Tuy nhiên, ở góc độ kỹ thuật mới chỉ đáp ứng được một phần của yêu cầu thực tế.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho rằng thách thức lớn nhất hiện nay là những nhà cung cấp dịch vụ đưa ra nội dung không phù hợp hướng tới trẻ em như Youtube, Tiktok. "Chúng tôi cũng đã có những đấu tranh với họ để bảo vệ quyền trẻ em, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn bởi nó liên quan tới các tập đoàn xuyên quốc gia. Đây là vấn đề không chỉ của một đất nước, một khu vực nói riêng mà mang tính toàn cầu,” ông Nam nhấn mạnh.

Bộ Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xây dựng, phát triển mạng lưới bảo vệ trẻ em trên không gian mạng song song với đường dây nóng bảo vệ trẻ em 111 cùng với phát triển hệ sinh thái về sản phẩm, dịch vụ để hỗ trợ trẻ em tương tác, sáng tạo lành mạnh trên không gian mạng.

“Để trẻ em bớt dành thời gian vào các ứng dụng xấu thì cách tốt nhất là tạo ra ứng dụng tốt, thông tin tốt, tích cực, lan tỏa, mang tính giáo dục cao cho trẻ em,” ông Hoàng Minh Tiến nói.

Trẻ em được bảo vệ thế nào trên không gian mạng tại Việt Nam Trẻ em được bảo vệ thế nào trên không gian mạng tại Việt Nam
Chính phủ Việt Nam thể hiện sự quan tâm rất lớn đến vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng thông qua việc ban hành Luật Trẻ em, Luật an toàn thông tin mạng, Luật an ninh mạng và các văn bản hướng dẫn đã đưa ra một số quy phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Tập huấn kỹ năng bảo vệ an toàn cho trẻ em trên không gian mạng Tập huấn kỹ năng bảo vệ an toàn cho trẻ em trên không gian mạng
Vì mục tiêu an toàn, bảo vệ trẻ em, Cục An toàn thông tin (ATTT) - Bộ TT&TT, trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Tổ chức phi chính phủ hoạt động trên không gian mạng (CyberKid) Việt Nam vừa phối hợp tổ chức Hội nghị đào tạo tập huấn kỹ năng bảo vệ an toàn cho trẻ em trên không gian mạng.

Lan Bích
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Việt Nam và Đan Mạch khởi động giai đoạn 3 Chương trình hợp tác y tế

Việt Nam và Đan Mạch khởi động giai đoạn 3 Chương trình hợp tác y tế

Ngày 23/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương và Tiến sỹ Jonas Egebart - Giám đốc Cơ quan Y tế Đan Mạch đã có cuộc gặp chính thức, đánh dấu mốc khởi động Giai đoạn 3 của quan hệ đối tác y tế Việt Nam-Đan Mạch, qua đó tái khẳng định cam kết chung trong việc thúc đẩy cuộc sống khỏe mạnh và phúc lợi cho mọi người dân.
Việt Nam trên hành trình bảo đảm quyền phụ nữ và trẻ em

Việt Nam trên hành trình bảo đảm quyền phụ nữ và trẻ em

Từ việc cải cách chính sách, hoàn thiện pháp luật đến triển khai những mô hình cộng đồng giàu tính nhân văn, Việt Nam đã và đang nỗ lực bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em. Những bước tiến này không chỉ thể hiện cam kết mà còn là hành động cụ thể nhằm xây dựng một xã hội nơi phụ nữ được trao quyền và trẻ em được phát triển toàn diện.
Việt Nam tiếp tục hỗ trợ công dân rời Israel và Iran trong bối cảnh xung đột leo thang

Việt Nam tiếp tục hỗ trợ công dân rời Israel và Iran trong bối cảnh xung đột leo thang

Trước tình hình căng thẳng an ninh tại Israel và Iran, Bộ Ngoại giao Việt Nam và các cơ quan đại diện ngoại giao đang tích cực triển khai các biện pháp bảo hộ công dân, đồng thời kêu gọi người Việt Nam tại khu vực chủ động đăng ký nguyện vọng rời khỏi vùng nguy hiểm để bảo đảm an toàn.
Bình yên nơi Giáo xứ Đạ Tông

Bình yên nơi Giáo xứ Đạ Tông

Xe chúng tôi rời trung tâm huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) lúc 4h sáng, hướng về xã Đạ Tông. Trong màn sương sớm dày đặc, con đường quanh co giữa núi đồi dần hiện ra dưới ánh đèn xe. Gần 5h sáng, khi mái nhà thờ Đạ Tông thấp thoáng phía xa, từ khắp các nẻo đường làng, bà con giáo dân đã rảo bước tới thánh đường.

Đọc nhiều

Kiều bào ủng hộ mô hình chính quyền hai cấp, tin tưởng vào bước chuyển lớn của quê hương

Kiều bào ủng hộ mô hình chính quyền hai cấp, tin tưởng vào bước chuyển lớn của quê hương

Từ ngày 01/7/2025, Việt Nam chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp trên toàn quốc. Nhiều kiều bào tại Lào, Israel, Indonesia bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chủ trương này, đồng thời kỳ vọng vào một bước chuyển lớn trong bộ máy hành chính - hướng tới hiệu lực, hiệu quả, minh bạch và gần dân hơn.
Đề xuất World Vision mở rộng kết nối doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong các dự án tại Việt Nam

Đề xuất World Vision mở rộng kết nối doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong các dự án tại Việt Nam

Ngày 02/7 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Ngọc Hùng đã tiếp ông Doseba Sinay - Trưởng đại diện World Vision International (WVI/Mỹ) tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, ông Nguyễn Ngọc Hùng đã đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả các dự án của tổ chức thời gian tới.
Đến Vũ Hán (Trung Quốc) trải nghiệm đường sắt treo, đi taxi không người lái

Đến Vũ Hán (Trung Quốc) trải nghiệm đường sắt treo, đi taxi không người lái

Tháng 5/2025, 7 phóng viên đến từ 3 cơ quan báo chí Việt Nam là Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) và Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã có chuyến trải nghiệm tại TP Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc).
Người nước ngoài thuận lợi khi làm định danh điện tử tại Việt Nam

Người nước ngoài thuận lợi khi làm định danh điện tử tại Việt Nam

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam, Bộ Công an đã phát động đợt cao điểm 50 ngày đêm cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài, theo Kế hoạch số 370 ban hành ngày 20/6/2025. Chiến dịch được triển khai từ ngày 01/7 đến 19/8/2025 trên toàn quốc.
An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 02/7, tại phường Rạch Giá (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
infographic quan he doi tac chien luoc toan dien viet nam phap
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 01/7/2025, nhiều thủ tục đất đai sẽ được tiếp nhận tại các chi nhánh. Thay đổi này nhằm tạo thuận lợi, đảm bảo giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...
Phiên bản di động