Mở cửa trường học - Thích ứng an toàn, linh hoạt
Thần tốc hơn nữa trong tiêm vaccine và cung ứng thuốc điều trị, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu thần tốc hơn nữa trong chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và bảo đảm thuốc điều trị và chậm nhất là cuối tháng 12 phải cơ bản hoàn thành việc tiêm 2 mũi cho người từ 18 tuổi trở lên, đồng thời đẩy mạnh việc tiêm mũi 3; hoàn thành sớm nhất việc tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên; nghiên cứu, báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền về khả năng, phương án tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi. |
Phải kiên trì thực hiện "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" Ngày 2/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2021 để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2021; Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022. |
Ngày 6/12, có 236 trường THPT và 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên tại Hà Nội đón chào khoảng 40.000 học sinh khối lớp 12 đến trường học trực tiếp - Ảnh: Gia Huy |
Và đương nhiên, thầy cô cũng rất nhớ và mong được gặp lại những gương mặt học trò thân thương của mình. Dạy và học không chỉ là cung cấp, tiếp nhận kiến thức, mà còn nhiều cảm xúc khác chỉ không gian lớp học mới thể hiện được. Đối với phụ huynh, con cái được đến trường trở lại là niềm vui khôn kể. Nhiều người không có đủ kiến thức để hỗ trợ con cái học online, nhiều người phải đi làm nên không yên tâm khi con cái ở nhà.
Sau hơn 7 tháng học sinh dừng đến trường, học trực tuyến, đến nay các em quay lại trường để học tập là cần thiết. Nhiều đứa trẻ lớp 1 suốt mấy tháng đầu tiên đời học trò đã không biết trường, lớp, ghế bàn, bảng đen và gương mặt thực của thầy cô giáo ra sao. Chữ viết đầu đời cũng không được cầm tay nắn nót chỉnh sửa, mà đều qua màn hình. Nhiều trẻ năm cuối cùng đời học sinh cũng đằng đẵng với những tiết học trên máy tính, điện thoại, kỳ thi tốt nghiệp để ra đời cũng như giờ phút chia tay nhau bịn rịn còn chưa biết ra sao, có diễn ra được không? Bên cạnh một số ưu điểm, việc học trực tuyến cũng gây ra không ít hệ lụy, nhất là về sức khỏe tâm thần. Cho nên, khi đã tự tin kiểm soát dịch COVID-19, phải tạo điều kiện cho học sinh đến trường học tập.
Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính thẳng thắn nhìn nhận, mặc dù ngành giáo dục cùng cả nước đã có nhiều nỗ lực vượt qua khó khăn, đa dạng hóa các phương thức dạy và học, nhưng việc nghỉ học và học trực tuyến dài ngày ở nhiều địa phương đã ảnh hưởng đến tâm sinh lý học sinh, giáo viên, gia đình và chất lượng giáo dục...
Đồng tình với ý kiến về việc học trực tuyến không thể kéo dài, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Y tế khẩn trương xây dựng kế hoạch với lộ trình và phương án cụ thể để từng bước mở cửa lại trường học trong năm 2021.
Việc dạy và học trực tuyến toàn phần chỉ là giải pháp tình thế trong điều kiện chưa tiêm phủ vaccine cho học sinh và điều kiện phòng, chống dịch chưa đáp ứng yêu cầu.
Tại cuộc họp hôm qua (5/12) về việc nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine và thuốc chữa bệnh COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu, phấn đấu tới 15/12 và chậm nhất là trong tháng 12 phải cơ bản hoàn thành việc tiêm 2 mũi cho người từ 18 tuổi trở lên; đồng thời, có lộ trình triển khai tích cực, hoàn thành sớm nhất việc tiêm cho người từ 12-18 tuổi. Nghiên cứu, sớm báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền về khả năng, chủ trương, phương án tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên trên cơ sở khoa học, an toàn, phù hợp diễn biến dịch bệnh trong nước và thực tiễn các nước. Thủ tướng nêu rõ, các địa phương nào không đủ năng lực và chưa đủ vaccine để tiêm thì phải báo cáo Thủ tướng ngay để được hỗ trợ và phân bổ.
Có thể nói, việc mở cửa trường đón học sinh đi học trở lại ngày càng có nhiều thuận lợi. Nhiều địa phương đã tiêm gần 100% mũi 2 cho người 18 tuổi trở lên và đã tiêm vaccine cho trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi. Đây là cơ sở khoa học bảo đảm an toàn cho các em khi đến trường.
Nhìn lại lịch sử đất nước, chúng ta thấy, không có thách thức nào có thể vượt cao hơn tinh thần hiếu học, không khó khăn nào có thể làm chùn bước ý chí phấn đấu, quyết tâm mài dùi kinh sử, chinh phục tri thức để làm rạng danh tiên tổ, để phụng sự đất nước của dân tộc Việt Nam trong suốt hàng ngàn năm văn hiến.
Không để một trẻ em nào, đặc biệt là các em ở vùng dịch, vùng sâu, vùng xa, những em có hoàn cảnh khó khăn, bị mất hoàn toàn cơ hội học tập vì đại dịch và càng không để nền giáo dục Việt Nam, vì dịch bệnh mà không thể hoàn thành cam kết, trọng trách, sứ mệnh của mình trước Tổ quốc và nhân dân là mong muốn và quyết tâm của chúng ta.
Chúng ta tin rằng ngày tất cả học sinh trên toàn quốc đến trường sẽ không còn xa.
Hoạt động nghiên cứu khoa học phải gắn với ứng dụng và phát triển công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Làm việc với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh hoạt động nghiên cứu phải gắn với ứng dụng và phát triển công nghệ, gắn với sản xuất, kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp và các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội. Thủ tướng khẳng định, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho khoa học công nghệ là đầu tư cho phát triển. |
“Đối ngoại nhân dân: Thích ứng chống đại dịch” Đối mặt với dịch bệnh, năm 2021, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) và các tổ chức thành viên đã nỗ lực tìm tòi những phương thức tiếp cận và cách làm mới trong hoạt động chuyên môn. Sự thích ứng linh hoạt và sáng tạo này đã cho nhiều kết quả tích cực và tăng cường bản lĩnh cho hệ thống chuyên trách đối ngoại nhân dân của cả nước. |
Đảm bảo an toàn cho công nhân là giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp FDI ở Vũng Tàu thích ứng với dịch COVID-19 Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI tại địa phương đã chủ động đưa ra giải pháp ứng phó, vừa phòng chống dịch, vừa duy trì sản xuất, kinh doanh. |