Mẫu kịch bản Trung thu cho các trường mầm non
Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Trung Thu
Trung thu tại trường mần non Ban Mai |
Nguồn gốc Tết Trung Thu
Theo các nhà khảo cổ học, Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.
Cũng có rất nhiều những truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian về nguồn gốc ra đời của ngày Tết Trung thu như: Chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám, sự tích chị Hằng Nga, sự tích chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc…
Không chỉ ở Việt Nam, Trung Thu còn là ngày lễ của các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc...
Ý nghĩa Tết Trung thu
Vào ngày này, theo phong tục người Việt, người lớn thường chuẩn bị mâm cỗ (bánh, trái…) dâng lên cúng tổ tiên, những người đã khuất. Sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình đều quây quần bên nhau cùng phá cỗ, thưởng trăng.
Người Việt cũng thường mượn ngày này để tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ bằng những món quà, những lời thăm hỏi.
Ngày này cũng được xem là Tết Thiếu nhi. Trẻ em các vùng miền trên cả nước được rước đèn, phá cỗ, xem múa lân, ngắm trăng… cùng bạn bè.
Theo quan niệm của người xưa, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia.
Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Mẫu kịch bản Trung thu cho các trường mầm non
Trung thu tại trường mần non Ban Mai |
Một trẻ chạy vào và nói to:
“Loa loa loa loa…Trung Thu ngày hội
Đón chị Hằng Nga
Cùng với chúng ta
Múa ca mừng hội
Loa loa loa loa…
Chị Hằng Nga xuất hiện:
Trẻ: Chúng em chào Chị Hằng Nga
Hằng Nga: Chị Hằng Nga chào các em. Hôm nay chị Hằng Nga thấy bạn nào cũng đẹp, bạn nào cũng dễ thương vì chị Hằng Nga biết các bạn đang háo hức chào đón một đêm trung thu thật vui tươi và hạnh phúc.
Hằng Nga: Chị Hằng Nga thấy mọi người ai cũng đến đầy đủ và đông vui nhưng chị thấy thiếu thiếu một ai nữa nè? À..các bạn có phát hiện nếu thiếu người đó đêm trung thu sẽ buồn lắm không? Thiếu ai vậy các bạn?
Trẻ: Thiếu chú cuội
Hằng Nga: À..đúng rồi, chú cuội này đi đâu mà giờ này chưa đến nữa?
Các bạn ơi”! Các bạn cùng với chị Hằng Nga gọi Chú Cuội mau đến chơi cùng mình nhé!
Trẻ gọi cuội.
Hằng Nga: Trong khi chờ đợi cuội Hằng Nga sẽ đến kể cho các bạn 1 câu chuyện các bạn có thích không nè? Các bạn có biết vì sao có Tết trung thu không? Hằng Nga sẽ kể cho các bạn nghe về sự tích ngày Tết trung thu nhé.
Hằng Nga: Nãy giờ mà cuội chưa chịu tới nữa, các bạn cùng với Hằng Nga gọi cuội 1 lần nữa nhé! Cuội ơi, chú cuội ơi, mau xuống đây chơi nè!
Cuội xuất hiện: Đây..đây..đây này! Nãy giờ cuội bị kẹt đò nên qua trễ đó, mọi người đứng hết cả lối đi làm cuội đợi mãi giờ này mới đến đây được đó. Cuội xin lỗi các bạn, xin lỗi Hằng Nga nhé!
Hằng Nga: Tưởng cuội mải đi chơi mà đến trễ để các bạn đợi là Hằng Nga giận cuội suốt đời luôn đó, Lí do chính đáng tha tội cho cuội đó. Các bạn có đồng ý không?
Cuội: Thôi mà, Hằng Nga và các bạn đừng giận cuội có mang thật nhiều quà và bánh trung thu đến tặng Hằng Nga và các bạn nè.
Hằng Nga: Ồ..tuyệt quá các bạn ơi!
Cuội: Các bạn ơi! Các bạn có thích được nhận quà không nè?
Cuội: Vậy các bạn sẽ lắng nghe cuội và trả lời câu hỏi của cuội nhé! nếu bạn nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 món quà, mạnh dạn đưa tay các bạn nhé.
Mùa gì có ánh trăng rằm
Rước đèn, phá cỗ chị hằng cùng vui?
Cuội: 1 phần quà dành cho bạn. Hằng Nga ơi Hằng Nga đi phát quà dùm cuội nhé!Các bạn cố gắng đưa tay nhanh để giành quyền ưu tiên trả lời hén?
“Trong mùa thu có ngày lễ hội gì đặc biệt nhất?”
“Ngày tết trung thu hàng năm được tổ chức vào ngày tháng nào?”
Cuội: Tết trung thu là ngày tết cổ truyền dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng. Tết Trung thu được tổ chức vào ngày rằm tháng 8. Vào ngày này các bạn sẽ làm gì?
Cuội: Xin mời các bạn hãy hướng mắt lên sân khấu thưởng thức tiết mục Múa lân đặc sắc do các bạn lớp lá biểu diễn.
Hằng Nga: Tết Trung thu đã về, các bạn nhỏ nô nức đón chào. trung thu còn là 1 phong tục rất có ý nghĩa đó là ý nghĩa của sự chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ và của yêu thương. Hòa cùng niềm vui ấy hôm nay Trường ...........Tổ chức Lễ hội Bé Vui Tết Trung thu để chào mừng một mùa trung thu vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc
Đến dự lễ hội ................ đêm nay xin được trân trọng giới thiệu :
Về phía khách mời:
Đại diện UBND: Ông (Bà)…………………………………
Đại diện Hội cha mẹ học sinh: Ông ( Bà) ………………
Về phía nhà trường:
Bà: ...............Hiệu trưởng Trường ...................
Bà: ................... Chủ tịch Công đoàn
Cùng với sự có mặt của toàn thể CB-GV-CNV, phụ huynh và học sinh.
Hằng Nga: Xin một tràng pháo tay thật nồng nhiệt để chào đón sự có mặt của quí quan khách và các em thiếu nhi trong đêm lễ hội hôm nay.
Hằng Nga: Để có ngày tết trung thu thật vui tươi và đầy ý nghĩa là nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh và các mạnh thường quân.
Sau đây xin mời ………………………………. gửi đến các em. Để mở đầu chương trình văn nghệ tối đêm nay xin trân trọng kính mời quí vị đại biểu, quí thầy cô, quý phụ huynh và toàn thể các con hãy hướng mắt về sân khấu chào đón tiết mục Thời trang Mùa Thu thật sôi động và hào hứng.
Cuội: Xin cảm ơn các bạn lớp lá đã góp phần làm không khí đêm trung thu càng nhộn nhịp và rộn ràng hẳn lên.
Xin cảm ơn!
Hằng Nga: Để thay đổi không khí xin mời các bạn nhỏ tham gia trò chơi Nốt nhạc vui.
Cách chơi: các bạn sẽ nghe giai điệu và đoán tên bài hát. Ai đoán đúng sẽ nhận được phần quà rất hấp dẫn.
Luật chơi: Nghe giai điệu bài hát khi nào MC nói hết thì các bạn mới giơ tay giành quyền trả lời, bạn nào giơ tay trước sẽ mất quyền ưu tiên..
Hằng Nga: Hòa trong không khí nhộn nhịp của ngày xuân các cô gái Ấn độ sẽ gửi đến chúng ta một tiết mục rất đặc sắc đó bài “Múa Ấn Độ”. Do các giáo viên của trường MN ...............biểu diễn. Xin cho một tràng pháo tay thật to để đón chào các cô gái đến từ Ấn độ.
MC: “Mùa xuân ai đi hái hoa còn em đi nuôi dạy trẻ “đó là ca từ trong bài hát “Cô nuôi dạy trẻ” Do cô ........... trình bày xin mời quí vị thưởng thức.
Hằng Nga: Liên tục chương trình Bé ...... và nhóm múa lớp lá sẽ biểu diễn bài “Khúc ca rộn ràng”
Bế mạc.
MC: Kính thưa quí vị đại biểu, quí thầy cô, quý phụ huynh và các bé thiếu nhi thân mến tiết mục ......................đã khép lại chương trình Lễ hội ................. của Trường MN ............ Xin thay mặt BTC chân thành cảm ơn UBND ....................., Hội cha mẹ học sinh, và các mạnh thường quân đã đến dự và hỗ trợ cho buổi lễ được thành công tốt đẹp. xin cảm ơn sự có mặt của toàn thể CB-GV-CNV trong trường và các cháu thiếu nhi. Và một lần nữa xin kính chúc quí vị đại biểu, quí khách dự một Tết Trung thu vui vẻ, nhiều sức khỏe. Chúc các bạn nhỏ vui, khoẻ, học giỏi.
Xin trân trọng kính chào!