Mặt trận truy vết: Những nỗ lực vàng mười cho phương châm thần tốc
Truy thần tốc – rà soát đến cùng
Việc truy vết thần tốc có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp ngăn chặn quá trình lây lan của dịch bệnh, hạn chế sự phát tán ra cộng đồng giúp bảo vệ sự an toàn của cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh, đồng thời giảm tối thiểu sự ảnh hưởng đến đời sống thường nhật của người dân. Quá trình truy vết được dựa trên khai thác thông tin lịch trình di chuyển, sinh hoạt tiếp xúc của ca nhiễm, nghi nhiễm, để từ đây với sự huy động của toàn bộ các nguồn lực từ truy xuất hệ thống camera, điều tra dịch tế, các mối quan hệ gia đình, người thân, người quen… cho đến các biện pháp kêu gọi tự giác khai báo, khuyến khích tố giác các đối tượng trốn khai báo… cũng được huy động tối đa nhằm đảm bảo không bỏ sót các yếu tố dịch tễ, đánh giá đúng, phân loại phù hợp các nhóm đối tượng và yếu tố liên quan giúp các hoạt động phong tỏa, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm… được giảm áp lực và tiến hành hiệu quả, nhanh chóng.
Nhanh chóng, thần tốc và không bỏ sót bất kỳ trường hợp nào là mục tiêu quan trọng nhất của công tác truy vết. Bởi đây chính là nguồn lây tiềm tàng và trực tiếp, cần phải nhanh chóng truy vết tối đa có thể, khoanh gọn nguồn lây tránh lây lan trong cộng đồng.
Ths.Bs Lương Chấn Quang Phụ trách Khoa Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Viện Pasteur TP.HCM, Đội phó Đội Điều tra, giám sát dịch Tổ thường trực đặc biệt chống COVID-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM cho biết: “Khi phát hiện ca nhiễm, nghi nhiễm (ca chỉ điểm), theo quy định trong vòng 24 tiếng phải xác định được toàn bộ các trường hợp tiếp xúc gần hoặc có liên quan đến các ca này, tiến hành cách ly và lấy mẫu xét nghiệm, với các khu vực đông đúc có nguy cơ cao, có khả năng tiếp xúc ở nhiều mức độ khác nhau sẽ tiến hành khoanh vùng diện rộng để ngăn chăn nguy cơ lây lan, sau đó tiến hành điều tra, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, đánh giá lại nguy cơ sẽ tiến hành điều chỉnh khu vực, mức độ cách ly, phong tỏa phù hợp; Với các chủng vi rút biến đổi có tốc độ lây lan nhanh hơn, yêu cầu thần tốc trong truy vết càng cần được đặt lên một mức độ cao hơn để theo kịp, ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm của mầm bệnh. Để đảm bảo phương châm thần tốc đó là sự nỗ lực, quyết tâm không hề nhỏ, là sự túc trực, luôn chuẩn bị sẵn sàng của các đơn vị, các tổ truy vết…để khi nhận được thông tin về ca nhiễm, nghi nhiễm thì hoạt động truy vết sẽ được lập tức triển khai trên nhiều mặt trận nhằm tận dụng từng phút, từng giây vì một giây chậm trễ là một giây gia tăng nguy cơ lây nhiễm”.
Các lực lượng truy vết được thực hiện đảm bảo đầy đủ các quy định về phòng hộ cá nhân, đảm bảo an toàn, ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm.
Từ một nguồn thông tin ban đầu về các đối tượng tiếp xúc gần, người có liên quan bằng nhiều biện pháp khác nhau với sự hỗ trợ của nhiều lực lượng như Công an, Dân phòng, Dân quân, nhân viên IT, lực lượng y tế cơ sở… sẽ tìm được các đối tượng tiếp xúc gần và có liên quan tiếp theo để đảm bảo không bỏ sót bất cứ trường hợp nào. Các câu hỏi luôn được đặt ra trong quá trình truy vết là liệu có bỏ sót yếu tố nguy cơ nào không? Liệu còn có địa điểm nào chưa được điều tra? Liệu có trường hợp tiếp xúc gần, có liên quan nào chưa được phát hiện? Quá trình này sẽ được thực hiện liên tục, rà soát chặt chẽ nhằm đảm bảo không bỏ sót bất cứ nguy cơ nào nhất là những trường hợp bệnh nhân có lịch trình dày đặc, phức tạp. Các lực lượng truy vết luôn túc trực sẵn sàng với nhiều kịch bản và phương án khác nhau với sự phối hợp, phân công nguồn lực, lực lượng từ nhiều đơn vị, nhiều cấp… để luôn sẵn sàng ứng phó với những diễn biến trong thực tế.
Như trường hợp tại Bình Dương, việc chia đội truy vết được thực hiện theo từng địa bàn nhỏ, khi quá trình điều tra truy vết được hoàn thành đối với các trường hợp F1, các đội truy vết tiếp tục thực hiện các hoạt động truy vết đối với các trường hợp F2 để luôn sẵn sàng cho những phương án, diễn biến bất ngờ của dịch bệnh; Một số trường hợp truy vết được thực hiện ngay trong đêm với sự phối hợp của nhiều đội truy vết trên nhiều địa phương trong một số trường hợp có lịch sử tiếp xúc phức tạp. Ths.Bs Lương Chấn Quang chia sẻ thêm.
Các công cụ IT, dữ liệu Camera… hỗ trợ đắc lực cho công tác truy vết
Điều tra căn nguyên – rà soát rộng, truy tận nguồn gốc
Là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Viện Pasteur TP.HCM giữ vai trò hỗ trợ, trợ giúp, tư vấn chuyên môn cho các trung tâm kiếm soát bệnh tật địa phương trong việc phân tích vấn đề, hỗ trợ những điểm khiếm khuyết, bổ trợ những mặt hạn chế, tăng cường lực lượng chuyên môn khi có yêu cầu trợ giúp từ các đơn vị địa phương dựa trên năng lực, tình hình diễn biến thực tế theo phương châm 4 tại chỗ. Trong thời điểm hiện tại, Viên Pasteur TP.HCM luôn sẵn sàng 3 đội đáp ứng nhanh với khoảng 30 thành viên có đầy đủ nghiệp vụ truy vết, sẵn sàng chi viện, công tác khi có nhu cầu.
Trong thực tế hiện nay, các nguồn lực đang được tập trung trong việc điều tra, truy vết các trường hợp tiếp xúc gần, có quan hệ với ca chỉ điềm, tuy nhiên việc điều tra dịch tễ không chỉ dừng lại tại đó mà còn được điều tra nguồn gốc, căn nguyên để vẽ nên bức tranh tổng thể của ca bệnh với mạng lưới các mối liên hệ phức tạp cùng nhiều giả định có thể tồn tại song song. Nhiều trường hợp thực tế khi thực hiện điều tra căn nguyên đã xác định ca chỉ điểm (F0 theo đánh giá ban đầu) là ca F1 của một ca nhiễm không triệu chứng, để từ đó việc điều tra được tiến hành mở rộng với các trường hợp tiếp xúc gần, có quan hệ với ca nhiễm không triệu chứng giúp rà soát toàn bộ các trường hợp nguy cơ, kiểm soát nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Ths.Bs Lương Chấn Quang chia sẻ thêm về các hoạt động điều tra dịch tễ.
Quá trình điều tra được thực hiện đa chiều, đa phương thức để vẽ nên bức tranh dịch tễ toàn cảnh.
TP.HCM: thêm 2 ca nghi nhiễm COVID-19 mới liên quan ổ dịch sân bay Tân Sơn Nhất
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, thành phố vừa ghi nhận thêm 2 trường hợp nghi nhiễm COVID-19 mới, cả 2 đều liên quan đến ổ dịch sân bay Tân Sơn Nhất.
|
Chiều mùng 1 Tết, Hà Nội và Bắc Ninh ghi nhận thêm 2 ca mắc mới COVID-19
Bản tin 18h ngày 12/2 (chiều mùng 1 Tết) của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã có 2 ca mắc COVID-19 ghi nhận trong nước tại Hà Nội (1ca), Bắc Ninh (1ca).
|
Tết lính nơi phên dậu: Chốt kiểm soát chính là nhà
Các anh ngày đêm gìn giữ biên cương của Tổ quốc. Mỗi khi tết đến xuân về, đồn biên phòng – chốt kiểm soát là nhà, đồng đội chính là anh em…
|