Mạnh tay quảng cáo, Sabeco lãi khủng sau khi về tay người Thái
Yêu cầu truy thu thuế tại Sabeco và Habeco Sabeco lên kế hoạch trả cổ tức khủng lên đến 35%: Tỷ phú Thái đã hưởng trái ngọt! Gần 110.000 tỷ đồng từ thoái vốn Sabeco dùng để làm gì? |
Cũng theo báo cáo, tính riêng quý II, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Sabeco giảm nhẹ 1%, đạt 9.088 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng giảm tới 6% giúp lãi gộp tăng 15% so với cùng kỳ, đạt 2.414 tỷ đồng.
Quý II/2019, chi phí bán hàng của hãng tăng 12% (chủ yếu là chi phí quảng cáo, tiếp thị) nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp giảm tương ứng 10%, khiến tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp biến động không nhiều.
Trong khi đó, doanh thu tài chính tăng mạnh, khiến lợi nhuận sau thuế của Sabeco đạt 1.530 tỷ đồng - mức lãi hàng quý cao nhất sau hơn 18 tháng Tập đoàn đồ uống Thaibev (Thái Lan) nắm cổ phần và tái cơ cấu Sabeco, cũng là kỷ lục từ khi công ty niêm yết trên sàn chứng khoán.
Biến động doanh thu và lợi nhuận của Sabeco |
So với lợi nhuận thu về quý I, lợi nhuận thu về quý II cũng tăng tới 18%. Đây là con số lợi nhuận trong một quý cao nhất từ trước đến nay của Sabeco, kể cả khi cổ đông Nhà nước chưa thoái vốn khỏi doanh nghiệp này.
Lũy kế nửa đầu năm, dù doanh thu thuần quý II giảm nhẹ, hãng vẫn ghi nhận 18.420 tỷ đồng doanh thu thuần (tăng 9%) và 2.658 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng hoàn thành 47% và 56% kế hoạch cả năm.
Cơ cấu doanh thu Sabeco biến động nhẹ khi mảng bia tăng tỷ trọng đóng góp lên 86,6% (tương đương 16.040 tỷ đồng), trong khi tỷ trọng nước giải khát và cồn rượu đều giảm.
Đặc biệt, báo cáo của Sabeco cho thấy sự chịu chi của các ông chủ người Thái trong việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm.
Trong nửa năm qua, tập đoàn chi tới 1.336 tỷ đồng chi phí bán hàng, tăng 166 tỷ so với cùng kỳ. Gần 50% trong số này là chi phí quảng cáo, tiếp thị và hỗ trợ hoạt động bán hàng (603 tỷ đồng), tăng hơn 203 tỷ so với cùng kỳ.
Lãnh đạo Thaibev rất chú trọng việc làm hình ảnh cho thương hiệu Bia Sài Gòn. Ảnh: Leicester City. |
Chi phí quảng cáo, tiếp thị và hỗ trợ bán hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi phí bán hàng hiện nay của Sabeco. Đây cũng là con số kỷ lục mà hãng bia này từng chi ra cho hoạt động quảng cáo, tiếp thị, hỗ trợ bán hàng.
Theo báo cáo của Thaibev, trong bán niên tài chính 2018-2019, các doanh nghiệp Việt Nam đóng góp 25.300 tỷ đồng doanh thu cho tập đoàn. Nguồn thu này đến chủ yếu từ việc hợp nhất doanh thu của Sabeco và một số công ty khác hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, đóng gói, sản xuất đồ thủy tinh.
Trong đó, ban lãnh đạo tập đoàn cho rằng Sabeco là động lực tăng trưởng chủ lực của ngành hàng bia trong bối cảnh sản lượng tiêu thụ tại thị trường Đông Nam Á đang chậm lại.
Sabeco cũng được cho là có tiềm năng tăng trưởng về doanh số và thị phần chưa được khai thác hết mức. Trong vài năm tới, khi tăng trưởng tiêu thụ bia tại các nước trên thế giới đi ngang hoặc âm thì thị trường Việt Nam vẫn sôi động với trên 5%.
Nhà đầu tư đăng ký mua trọn lô cổ phiếu Sabeco với giá trị 4,85 tỷ USD TĐO - Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) vừa ra thông báo về kết quả đăng ký tham gia chào bán cạnh tranh cổ phần ... |
Sabeco chào bán cổ phần Nhà nước với giá khởi điểm 320.000 đồng/cổ phiếu TĐO – Bộ Công thương vừa công bố thông tin đợt chào bán cổ phần Nhà nước tại Tổng công ty Cổ phần Bia - ... |
Chốt phương án thoái vốn tại Sabeco TĐO - Bộ Công Thương cho biết, hiện Bộ đã xây dựng phương án chuyển nhượng vốn Nhà nước tại Tổng công ty cổ phần ... |
Sabeco góp 20% vốn xây dựng nhà máy bia tại Lâm Đồng TĐO - Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản ... |
Những "cá mập" ngành bia đang ráo riết săn mồi ở châu Á, Sabeco & Habeco sẽ là "cá bé" tiếp theo? Trong những năm gần đây, cạnh tranh ở thị trường bia Châu Á trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Nhiều công ty bị ... |