Malaysia sẽ trả hàng trăm tấn rác thải “về nơi sản xuất”
Philippines, Canada căng thẳng vì... rác Hơn 8,3 tỷ ống hút nhựa gây ô nhiễm cho các bãi biển Xác cá voi mang thai chứa 22 kg rác thải nhựa |
Bộ trưởng Năng lượng, Công nghệ, Khoa học, Môi trường và Biến đổi khí hậu Malaysia Yeo Bee Yin (giữa) đứng trước các container chứa rác thải nhựa tại cảng Klang. Ảnh: AFP |
"Chúng tôi kêu gọi các nước phát triển ngừng vận chuyển rác đến đất nước của chúng tôi", bà Yeo Bee Yin, Bộ trưởng Năng lượng, Công nghệ, Khoa học, Môi trường và Biến đổi khí hậu Malaysia cho biết hôm thứ ba. Bà cho rằng, việc đó là không công bằng và thiếu văn minh.
"Malaysia sẽ không phải là một bãi rác với thế giới", bà Yeo nói thêm. "Chúng ta không thể bị bắt nạt bởi các nước phát triển".
Sau khi kiểm tra một số container chứa chất thải tại cảng Klang, cảng bận rộn nhất của Malaysia, bà nói: "Chúng tôi sẽ chuyển đống nhựa thải này trở về nước xuất xứ”.
"Các container này chứa đầy chất thải nhựa bị ô nhiễm, không đồng nhất, chất lượng thấp, không thể tái chế, sau đó lại được chuyển đến các cơ sở tái chế không có công nghệ giúp giảm ô nhiễm môi trường", Bộ này cho biết.
450 tấn chất thải nhựa trong 10 container được chuyển đến từ Úc, Bangladesh, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Ả Rập Saudi và Mỹ, sẽ được chuyển trở lại. Tuy nhiên, nước này chưa cho biết ngày sẽ trả lại số rác thải này.
Đồng thời, bà Yeo cũng đề nghị người dân ngừng nhập khẩu chất thải trái phép. Bộ trưởng Yeo Bee Yin tuyên bố sẽ đề các chính sách nhằm giải quyết các cơ sở nhập khẩu và tái chế bất hợp pháp.
Rác thải nhựa đang là vấn đề gây nhức nhối với quan chức Malaysia. Ảnh: AFP |
Ông Lee Chee Kwang, thuộc Cơ quan bảo vệ môi trường Kuala Langat cho biết, Malaysia đã "thất bại thảm hại" trong việc quản lý rác thải vào nước này. "Chính phủ phải cấm nhập chất thải nhựa ngay lập tức”, ông Lee Chee Kwang nói.
Nhập khẩu nhựa thải vào Malaysia đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2016, lên tới 870.000 tấn vào năm 2018. Việc này đã gây ra sự gia tăng nhanh chóng số lượng nhà máy tái chế. Trong đó, nhiều nhà máy hoạt động mà không có giấy phép và không quan tâm đến các tiêu chuẩn môi trường.
Vào tháng trước, Malaysia cũng đã gửi lại 5 container chứa chất thải nhựa cho Tây Ban Nha. Việc kiểm tra đang được thực hiện trên hơn 50 container khác được nhập khẩu bất hợp pháp vào nước này. Bà Yeo cho biết phải mất 6 tháng nữa, tức là đến cuối năm để xử lý vấn đề này.
Khoảng 12.000 người ở miền Trung bang Selangor đang phản đối một nhà máy tái chế được phép hoạt động gần khu vực sinh sống của họ. “Xử lý các vật liệu như vậy tạo ra khói độc. Chúng tôi đang bị hen suyễn và các bệnh về da”, dân làng cho biết.
Philippines, Canada căng thẳng vì... rác Căng thẳng có dấu hiệu gia tăng giữa Philippines và Canada sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte ngày 22/5 yêu cầu chuyển 69 container rác ... |
Hơn 8,3 tỷ ống hút nhựa gây ô nhiễm cho các bãi biển Thống kê của Hiệp hội nghiên cứu biển Mỹ, năm 2018 có hơn 8,3 tỷ ống hút nhựa đang gây ô nhiễm cho hầu hết ... |
Xác cá voi mang thai chứa 22 kg rác thải nhựa Bộ trưởng Môi trường Italy và một tổ chức phi lợi nhuận về sự sống ở môi trường biển cho biết, xác của một con ... |