Lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng giao thừa ngoài trời để gia chủ "tụ lộc" cả năm
Tú Anh (TH) 11/02/2021 11:37 | Cần biết
Theo quan niệm dân gian, cần tiến hành lễ cúng ngoài trời trước. Cần đặc biệt chú ý tới cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời và sắm đầy đủ lễ vật.
Trước tiên cần lưu ý về thời gian cúng giao thừa ngoài trời. Gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng giao thừa sẵn trước phút Giao Thừa. Tránh để qua giờ Giao Thừa mới bắt đầu bê mâm cúng giao thừa ra.
Mâm lễ cúng Giao thừa ngoài trời là cỗ mặn, gồm có:
– Thủ lợn hoặc gà trống tơ, luộc
– Bánh Chưng
– Đèn nến
– Vàng mã
– Hoa tươi
– Trầu cau
– Rượu/ trà ( rượu trước, sau đến trà )
– Một chiếc mũ chuồn, đây chính là mũ để cúng tế vị thần.
![]() |
Ảnh minh họa |
Những lễ vật cúng Giao thừa ngoài trời hầu hết là những sản vật gần gũi. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến gà cúng. Nên chọn gà trống choai, mới tập gáy, khỏe mạnh, có mỏ vàng, mào cờ, chân vàng, đặc biệt là phải chưa từng đạp mái.
Theo cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời, gia chủ cần chuẩn bị một chiếc bàn đủ lớn để bày mâm lễ. Ở mặt bàn sẽ được trải tấm vải vàng sang trọng. Dưới đất trải một miếng vải đỏ dài như thảm đỏ. Đặt mâm lễ cúng ở nơi sạch sẽ. Cách bày lễ cúng giao thừa ngoài trời đó là đặt trên mâm bát gạo để cắm hương, hai ngọn nến hoặc đèn ở hai bên.
Theo phong tục, trong lễ cúng Giao thừa sẽ chuẩn bị muối và rượu. Muối này được dùng để rắc xung quanh nhà và rót rượu để trừ tịch, tức trừ tà ma. Các vị thần tiến hành bàn giao tiếp nhận công việc rất khẩn trương nên sẽ chỉ có thể ăn vội vàng hoặc đi ngang qua chứng kiến tấm lòng của gia chủ. Do đó, mâm cỗ cúng sẽ được đặt ở giữa sân. Những gia đình nào không có sân thì có thể bày biện mâm cúng ngoài cửa chính, hoặc có thể làm lễ trên sân thượng.
Đặt mâm lễ theo hướng Bắc, hoặc hướng Đông tùy theo từng gia đình (hướng Bắc để cúng Thượng Đế, hướng Đông để cúng Thiên Tử là Vua).
Sau khi cúng giao thừa ngoài trời, gia chủ sẽ thực hiện lễ cúng Giao Thừa trong nhà để cúng Thổ Công, thần Thổ Công là vị thần cai quản trong nhà. Đồng thời, nhằm để lễ tổ tiên, cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đình trong năm mới gặp được nhiều điều tốt lành.
Truyền hình

Ngắm hoa kèn hồng đẹp rạng ngời những con đường thành phố Hồ Chí Minh
Đáng chú ý
Lấy ý kiến người Việt Nam ở nước ngoài về Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

Bài viết mới
Hiệu trưởng ĐH Cornell: Đại học phải mang đến lợi ích cho cộng đồng

Quy định mới về khung giá bán lẻ điện bình quân

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.