Trang chủ Hữu nghị Bốn phương kết bạn
09:00 | 08/04/2023 GMT+7

Lưu học sinh Lào trong mái ấm gia đình Việt

aa
Ngày đầu theo chân bố Thiết, mẹ Ngọc về nhà, Nampherng Sihalath (18 tuổi) không khỏi hồi hộp, lo lắng. Có lúc em đã muốn quay trở lại ký túc xá của trường. Tuy nhiên, chỉ hai, ba ngày sau đó, tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ Việt đã giúp Nampherng Sihalath nhanh chóng hòa nhập cuộc sống gia đình. Ngày trở về đến nhanh hơn Nampherng nghĩ. Chia tay mẹ tại nhà văn hóa thôn Bướm (xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội), Nampherng ôm chặt mẹ lưu luyến… Nampherng Sihalath là một trong số 162 lưu học sinh Lào của trường Hữu nghị T78 vừa hoàn thành chương trình đi thực tế ở nhà dân 2023. Trong mái ấm gia đình Việt, các em đã nhận được nhiều yêu thương, chăm sóc, bảo ban...
Ấm áp bữa cơm đầu tiên của lưu học sinh Lào ở nhà bố mẹ Việt Ấm áp bữa cơm đầu tiên của lưu học sinh Lào ở nhà bố mẹ Việt
Bố mẹ Việt, con Lào cùng làm nông, múa lăm vông Bố mẹ Việt, con Lào cùng làm nông, múa lăm vông

Chúng em tăng cân, biết làm nhiều món ăn Việt Nam

Nampherng Sihalath kể: Qua lời của các anh chị khóa trước, em đã được biết đến chương trình đi thực tế của trường. Các anh chị bảo với em là bố mẹ Việt Nam nhân hậu và yêu thương con Lào lắm. Tuy nhiên lần đầu xa nhà đến sống ở một miền đất khác, một gia đình khác em không tránh khỏi cảm giác lo lắng. Em lo không biết bố mẹ khó tính không? Cơm canh nhà bố mẹ em ăn có quen không? Rồi em sẽ nói những câu chuyện gì với bố mẹ? Suy nghĩ nhiều như vậy em đâm ra ngại ngùng, chỉ muốn quay trở về ký túc xá của trường.

Đoán biết tâm lý chúng em, bố mẹ luôn ân cần hỏi han trò chuyện. Bát cơm mẹ xới đầy vì lo em ngại không dám hỏi thêm mà ăn ít sẽ bị đói. Để ý thấy em thích ăn thịt nướng, thịt chưng mắm tép nên mẹ chẳng ngại tốn công thường xuyên làm cho em. Mẹ bảo chúng em phải chịu khó ăn uống để có sức mà học. Muốn em có nhiều thời gian học tập, mẹ không để em động tay đến việc gì. Sau 20 ngày ăn cơm mẹ nấu, em tăng 2kg.

Nampherng Sihalath (áo trắng) và mẹ Ngọc giây phút chia tay (Ảnh: Thành Luân).
Nampherng Sihalath (áo trắng) và mẹ Ngọc lưu luyến giây phút chia tay (Ảnh: Thành Luân).

“Con thích ăn món thịt chưng mắm tép mẹ làm lắm. Lần tới con về mẹ lại nấu món này cho con mẹ nhé”, Nampherng rơm rớm nước mắt nói với mẹ.

Trên trang Facebook của Khanhthaly Manikham (32 tuổi), những bài đăng gần đây đều chia sẻ những trải nghiệm khi được sống cùng gia đình bố Khuất Hữu Khôi, mẹ Nghiêm Thị Nghĩa (thôn Bướm, xã Thọ Lộc). “Thời gian sống ở nhà bố mẹ rất vui vẻ và thoải mái. Bố mẹ quan tâm, chăm sóc con như con ruột của mình”, Khanhthaly Manikham viết.

Lưu học sinh Lào trong mái ấm gia đình Việt
Khanhthaly Manikham (thứ hai, từ phải sang) trò chuyện cùng bố Khôi, mẹ Nghĩa trước khi trở về trường T78 (Ảnh: Hải An).

Anh kể: Sau khi đón hai người con Lào, mẹ Nghĩa nhường chiếc xe đạp bà vẫn dùng để đi chợ hàng ngày cho các con đi học. Trường Hữu nghị T78 cách nhà bố mẹ khoảng hơn một cây số, nhưng thương hai anh em đèo nhau trên chiếc xe đạp “còi”, bố mẹ lại xin phép thầy cô trong trường cho các con được sử dụng xe máy và giao chiếc xe vừa mua cho chúng tôi.

“Tôi rất thích các món ăn của mẹ Nghĩa, đặc biệt là món trứng tráng và thịt nướng. Trứng tráng mẹ làm rất hấp dẫn vì có nhiều hành lá xắt nhuyễn, trứng được cuộn nhiều lớp ăn mềm mịn và thơm mùi hành lá. Ba tuần ở nhà bố mẹ, tôi đã tăng 3kg”, Khanhthaly Manikham nói.

Duangmaly Thippanya (18 tuổi) cũng rất thích các món ăn Việt Nam. Sau 20 ngày ở với mẹ Trương Thị Nhiễu, em đã biết làm món nem rán truyền thống của người Việt. Duangmaly có thể kể đầy đủ nguyên liệu món ăn từ vỏ bánh đa nem, trứng, thịt đến mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt... ngoài ra còn một nguyên liệu đặc biệt là "trái tim của mẹ". "Mẹ Nhiễu bảo chúng em khi nấu nướng, chế biến nếu luôn để ý đến khẩu vị, cảm nhận, sở thích của người ăn và đặt hết tình yêu thương vào đó thì món nào cũng sẽ ngon", Duangmaly Thippanya kể.

Môi trường học linh hoạt

Theo Duangmaly Thippanya, những lần tâm tình, trò chuyện, mẹ Nhiễu còn khéo léo bảo ban các con gái Lào nhiều điều trong cuộc sống. "Mẹ dặn trong bữa cơm phải mời người lớn như ông bà, bố mẹ, anh chị để thể hiện tình cảm, sự tôn trọng. Sau khi ăn xong lại nói "mời ông bà, bố mẹ, anh chị ăn cơm, con ăn xong rồi". Trước khi rời bàn ăn, lưu ý để gọn bát đũa và thĩa của mình vào một chỗ. Mẹ cũng dạy mấy chị em không được lãng phí, ăn cơm không bỏ mứa, tắt vòi nước khi không sử dụng"…

Ở với bố mẹ Việt, khả năng tiếng Việt của Khanhthaly được nâng lên, vốn từ ngữ được mở rộng hơn, đặc biệt anh tự tin hơn trong giao tiếp. “Bố hướng dẫn chúng tôi viết thư bằng tiếng Việt. Bố chỉ rõ cấu trúc của thư với các phần: lời đầu thư, nội dung thư và kết thư. Đặc biệt, bố còn dạy chúng tôi phân biệt cách xưng hô, văn phong phù hợp với từng chủ thể như “Ông bà xa nhớ”, "Bố mẹ kính yêu của con”, hay “Em thương yêu của anh”… Để chúng tôi biết thêm về phong tục cưới hỏi của người Việt Nam, bố dẫn tôi và anh Bounpheng Phanthavong đến dự đám cưới con một người bạn của bố, còn chuẩn bị các phần quà để chúng tôi mừng hạnh phúc cô dâu chú rể”, Khanhthaly kể.

Các em lưu học sinh Lào chụp ảnh lưu niệm cùng người dân thôn Bướm, xã Thọ Lộc sau khi hoàn thành chương trình homestay (Ảnh: Mai Anh).
Các em lưu học sinh Lào chụp ảnh lưu niệm cùng người dân thôn Bướm, xã Thọ Lộc sau khi hoàn thành chương trình homestay (Ảnh: Mai Anh).

Ông Khuất Hữu Khôi (Trưởng thôn Bướm, xã Thọ Lộc) cho biết: "Năm nay, đa số các con còn nhỏ (chủ yếu ở độ tuổi từ18-20). Nhiều con nói tiếng Việt chưa "sõi", lần đầu giao lưu “ba cùng” với người dân nên còn nhiều bỡ ngỡ. Vậy nên các hộ dân dành nhiều tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc cho các con cái, tận tình hướng dẫn, bảo ban như con cháu trong nhà. Nhiều gia đình chủ động tổ chức liên hoan, giao lưu văn nghệ nhằm giúp các con nhanh chóng hòa nhập.

Đối với lưu học sinh Lào, các hộ gia đình chính là môi trường học tập linh hoạt, đa năng. Các con được học mọi lúc, mọi nơi từ lời chào bố mẹ mỗi sáng đến trường, từ những câu chuyện trò, hỏi han trong bữa cơm gia đình đến cách nấu những món ăn, những phong tục tập quán của người Việt... Các con cũng được tiếp xúc với nhiều người, nhiều cách nói chuyện khác nhau từ người già đến trẻ nhỏ, từ bạn bè đồng trang lứa đến những anh chị lớn hơn… Nhờ vậy, khả năng nghe nói, cách phát âm tiến bộ dần.

Theo ông Khôi, các hộ dân cũng dành nhiều tình cảm yêu mến đối với các lưu học sinh Lào. Các con ngoan, khi đi biết hỏi, khi về biết chào, chăm học và không có hiện tượng đi chơi về khuya. Đã có 7 hộ trong thôn dặn ông chương trình năm sau "để phần" cho gia đình được đón con Lào.

Tại lễ chia tay các con Lào về trường, bà Khuất Thị Hành (76 tuổi) đã gửi tặng các con lưu học sinh Lào bài thơ bà sáng tác. Thời Đại trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Tặng các con lưu học sinh Lào

"Tháng Ba này mới thật vui sao

Nhà mẹ có các con Lào về học

Buổi gặp đầu tiên mẹ quên sao được

Con cúi chào chắp hai tay trên ngực

Mẹ hiểu chưa nhiều mà tâm đã đồng tâm

Các con Lào thơm thảo thông minh Hiểu trọn nghĩa tôn sư trọng đạo

Nói tiếng Lào mẹ gọi con "thầy giáo"

Học tiếng Việt thì con lại bảo:

Tôn mẹ là "sư phụ" mẹ ơi!

Tiếng chuẩn, tiếng chưa mẹ con khúc khích cười

Ranh giới quốc gia cứ hòa vào giọng nói

Con nói chuẩn mẹ khen con học giỏi

Mẹ nói hay con bảo mẹ tuyệt vời!

Rồi ngày mai sẽ tới các con ơi

Tốt nghiệp xong đất triệu voi chờ đợi

Các con về với tương lai phơi phới

Đừng quên người mẹ Việt nhớ nghe con

Đừng quên ở bên Đông Trường Sơn

Có người mẹ yêu con như con út

Quà phần con hơn con đẻ của mình một chút

Cho con vơi giây phút nhớ nhà

Các bậc phụ huynh bên Lào cứ yên tâm nha

Con em các bạn có chúng tôi chở che đùm bọc

Trường T78 cùng nhân dân Thọ Lộc

Sát cánh kề vai trong sự nghiệp trồng người

Để tình Việt Lào mãi mãi xanh tươi

Bền chặt như dãy Trường Sơn hùng vĩ

Ta nắm chặt tay hát bài ca xuyên thế kỷ

Điệp khúc kết đoàn, điệp khúc Samaki".

Lưu học sinh Lào Lưu học sinh Lào "3 cùng" với bố mẹ Việt
Lưu học sinh Lào nói tiếng Việt lưu loát hơn sau thời gian sống cùng bố mẹ Việt Lưu học sinh Lào nói tiếng Việt lưu loát hơn sau thời gian sống cùng bố mẹ Việt

Thành Luân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm văn hóa các dân tộc Việt Nam

Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày 16/4, trường Hữu Nghị 80 đã tổ chức chương trình ngoại khóa tham quan và trải nghiệm tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam cho khối lưu học sinh, nhằm giúp các lưu học sinh hiểu sâu sắc hơn về tình đoàn kết, sự đa dạng mà thống nhất của 54 dân tộc anh em Việt Nam.
Tết cổ truyền Bunpimay và Chol Chnam Thmay được tổ chức tại nhiều tỉnh, thành phố ở Việt Nam

Tết cổ truyền Bunpimay và Chol Chnam Thmay được tổ chức tại nhiều tỉnh, thành phố ở Việt Nam

Tháng 4, nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay (Lào) và Chol Chnam Thmay (Campuchia), nhiều chương trình giao lưu, gặp gỡ lưu học sinh Lào và Campuchia được diễn ra tại các tỉnh Thái Nguyên, Đồng Nai, Thanh Hóa. Hoạt động góp phần tăng cường sự giao lưu, gắn bó, thắm tình đoàn kết và hữu nghị giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Đón Tết Bunpimay trên đất Việt: hạnh phúc như ở quê nhà

Đón Tết Bunpimay trên đất Việt: hạnh phúc như ở quê nhà

Đó là tâm sự của nhiều lưu học sinh Lào khi tham dự lễ đón Tết cổ truyền Bunpimay 2567 theo Phật lịch do Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam tổ chức ngày 6/4 tại Hà Nội.

Các tin bài khác

Nhịp cầu hàn gắn vết thương chiến tranh

Nhịp cầu hàn gắn vết thương chiến tranh

49 năm sau ngày 30/4 lịch sử, với tinh thần "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai", Việt Nam và Mỹ đã và đang hợp tác chặt chẽ trong khắc phục hậu quả chiến tranh, coi đây là ưu tiên trong quan hệ hai nước, giúp xây dựng lòng tin, tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Đóng góp đáng kể trong nỗ lực đó là hoạt động ngoại giao nhân dân.
Giới thiệu văn hóa bản địa của phố cổ Hội An tới nhân dân Nhật Bản

Giới thiệu văn hóa bản địa của phố cổ Hội An tới nhân dân Nhật Bản

Đoàn công tác Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã mang nhiều chương trình nghệ thuật đậm màu sắc văn hóa bản địa tới Nhà hát Fenice Sakai và Lễ hội Việt Nam tại Osaka (Nhật Bản).
Thông qua nghị quyết đặt tên không gian Việt Nam trên Đại lộ Jose Pedro Valera (Uruguay)

Thông qua nghị quyết đặt tên không gian Việt Nam trên Đại lộ Jose Pedro Valera (Uruguay)

Chính quyền thủ đô Montevideo của Uruguay đã thông qua nghị quyết đặt tên không gian Việt Nam trên Đại lộ Jose Pedro Valera, nhân kỷ niệm 49 năm Chiến thắng 30/4, Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nghệ An tri ân những chuyên gia Đức đã tham gia tái thiết thành phố Vinh

Nghệ An tri ân những chuyên gia Đức đã tham gia tái thiết thành phố Vinh

Ngày 28/4, Hội hữu nghị Việt - Đức tỉnh Nghệ An phối hợp với Hội kiến trúc sư tỉnh Nghệ An và nhóm Vinh Xưa tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày tái thiết Thành phố Vinh (1/5/1974 - 1/5/2024).

Đọc nhiều

Chi tiết mức giá các dự án chung cư đang rao bán ở Hà Nội và TP.HCM

Chi tiết mức giá các dự án chung cư đang rao bán ở Hà Nội và TP.HCM

Khảo sát của Viện Kinh tế Xây dựng (Bộ Xây dựng) cho thấy, trong quý đầu tiên của năm nay, giá bán trung bình một số dự án tại TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh ...
Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ pháo hoa và trình diễn drone mừng đại lễ 30/4

Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ pháo hoa và trình diễn drone mừng đại lễ 30/4

Màn trình diễn pháo hoa tầm cao và trình diễn ánh sáng bằng máy bay không người lái (drone) là điểm nhấn của chương trình chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền ...
70 kiều bào thăm Trường Sa, nhà giàn DK-I nhân kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc

70 kiều bào thăm Trường Sa, nhà giàn DK-I nhân kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc

Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà ...
Quan hệ nhân dân Việt Nam – Nga và các nước SNG: rộng mở cơ hội hợp tác

Quan hệ nhân dân Việt Nam – Nga và các nước SNG: rộng mở cơ hội hợp tác

Đó là tinh thần các phát biểu chia sẻ của các Đại sứ Liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan và Azerbaijan tại Việt Nam tại họp báo diễn ra ngày 2/5 tại Hà Nội. Sự kiện ...
Hải quân Việt Nam-Campuchia sẽ phối hợp tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành nghiêm quy định khai thác hải sản

Hải quân Việt Nam-Campuchia sẽ phối hợp tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành nghiêm quy định khai thác hải sản

Đây là một trong những nội dung được Vùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam và Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia thống nhất tại Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 33 về hoạt động tuần tra chung trong Vùng nước lịch sử Việt Nam-Campuchia diễn ra ngày 2/5 tại TP. Sihanoukville, tỉnh Preah Sihanouk (Campuchia).
Vùng 5 Hải quân cấp nước ngọt cho người dân đảo Hòn Chuối

Vùng 5 Hải quân cấp nước ngọt cho người dân đảo Hòn Chuối

Những giọt nước nghĩa tình của cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân đã giúp người dân đảo Hòn Chuối vơi bớt khó khăn, ổn định cuộc sống trong những ngày hạn hán, nắng nóng kéo dài.
Nghĩa tình quân dân trong ngày nắng hạn

Nghĩa tình quân dân trong ngày nắng hạn

Đến với huyện Trần Văn Thời, U Minh và Thới Bình của tỉnh Cà Mau những ngày cuối tháng 4/2024, nhiều kênh, rạch cạn khô, nhiều công trình giếng khoan cũng đã cạn kiệt, hoa màu héo khô, bà con thiếu cả nước ngọt để ăn, uống. Không khí cỗi cằn nơi đây đã trở nên xốn xang, thấm đẫm hơn khi đón nhận dòng nước mát được trao gửi từ những người lính Hải quân.
inforgraphic quan ly phuong tien co gioi nuoc ngoai tham gia giao thong tai viet nam
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
Xin chờ trong giây lát...
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Chuyên gia khuyến cáo những biện pháp phòng tránh nắng nóng 2024

Chuyên gia khuyến cáo những biện pháp phòng tránh nắng nóng 2024

Nắng nóng đặc biệt gay gắt gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như say nắng, say nóng, đột quỵ do nóng… khiến cuộc sống của nhiều người dân đảo lộn. Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) đã có hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng đồng thời lưu ý biện pháp phòng tránh những vấn đề này.
Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Mới đây, Sở Tư pháp TP Hà Nội đã xây dựng tài liệu hướng dẫn đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh xác thực điện tử (VNeID) và hướng dẫn tra cứu trạng thái hồ sơ nhận kết quả cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thông tin về tình hình thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo thời tiết chủ đạo trên cả nước là nắng nóng, có nơi nắng nóng trên 40 độ.
Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Trong ngày cuối tuần, cả nước xảy ra nắng nóng trong đó các khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa-Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng gay gắt.
Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Hầu hết các khu vực trên cả nước đón ngày nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch - 18/4 dương lịch) trong thời tiết nắng nóng, nhiều nơi xuất hiện nắng nóng gay gắt. Thời điểm chiều tối và đêm khả năng mưa rào và dông vài nơi
Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển sinh đi học tại Kazakhstan diện Hiệp định năm 2024. Theo đó, Chính phủ Kazakhstan cấp 3 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại quốc gia này theo trình độ đại học.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động