Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định về hợp tác quốc tế
Ngư dân được hưởng nhiều lợi ích từ Luật Cảnh sát biển Bạn đọc hỏi: Luật Cảnh sát biển mới nâng cao nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của lực lượng cảnh sát biển, vậy rất nhiều các ngư dân trên biển, họ có được những lợi ích gì từ Luật này? |
Cảnh sát biển Việt Nam phối hợp với các lực lượng quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm trên biển Bạn đọc hỏi: Tôi thấy lực lượng cảnh sát biển không chỉ cứu nạn cứu hộ ngư dân trên biển, còn phối hợp với các lực lượng quốc tế để đấu tranh phòng chống tội phạm trên biển. Vậy có quy định cụ thể nào về công tác phối hợp này hay không? |
Lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam |
Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch công ty Luật SB Law trả lời: Hiện nay, tình hình vùng biển Việt Nam diễn biến ngày một khó lường, các tình huống liên quan tới quốc phòng – an ninh trên biển liên tiếp xảy ra, do chiến lược, tham vọng kiểm soát biển của các nước trong khu vực (vụ giàn khoan HD981 năm 2014; HD 760 năm 2017; các vụ nổ súng vào ngư dân Việt Nam trên biển,…); các mối đe dọa an ninh truyền thống, phi truyển thống, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia về ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại; vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn trên biển.
Đặc biệt là các tổ chức tội phạm quốc tế đã lợi dụng chính sách mở cửa thông thương trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam để thực hiện hành vi phạm pháp của mình. Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi sự chung tay giải quyết của cộng đồng quốc tế. Không một quốc gia nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác với các nước khác. Vì vậy, hợp tác quốc tế trong đấu tranh, phòng chống tội phạm quốc tế đang là một đòi hỏi mang tính cấp thiết.
So với Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam trước đây, Luật Cảnh sát biển Việt Nam đã quy định rõ ràng hơn về hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam, bố cục một mục riêng cụ thể là Mục 3 Luật Cảnh sát biển năm 2018 gồm 3 Điều về nguyên tắc, nội dung và hình thức hợp tác quốc tế, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi để Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện trách nhiệm quốc gia ven biển theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Theo đó với nguyên tắc tuân thủ pháp luật, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền; tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; bảo đảm độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển; phát huy sức mạnh nội lực và sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, bảo đảm thực thi pháp luật trên biển.
Bằng mọi hình thức hợp tác quốc tế hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam trong phạm vi hoạt động của mình đã, đang và sẽ toàn tâm giúp sức vào công cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm quốc tế với các lực lượng nước ngoài.
Theo Điều 21, Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định hình thức hợp tác quốc tế như sau: 1. Trao đổi thông tin về an ninh, trật tự, an toàn trên biển. 2. Tổ chức hoặc tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế về an ninh, trật tự, an toàn và thực thi pháp luật trên biển. 3. Tham gia ký kết thỏa thuận quốc tế với lực lượng chức năng của quốc gia khác, tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật. 4. Phối hợp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm chấp hành pháp luật trên biển. 5. Tham gia diễn tập, huấn luyện; tổ chức đón, thăm xã giao lực lượng thực thi pháp luật trên biển của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. 6. Thực hiện các hoạt động của cơ quan thường trực, cơ quan đầu mối liên lạc của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế. 7. Các hình thức hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế. Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 19/11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Cảnh sát biển Việt Nam và có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Đây là đạo luật có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, quy định cụ thể những hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam. |
Ngư dân được hưởng nhiều lợi ích từ Luật Cảnh sát biển Bạn đọc hỏi: Luật Cảnh sát biển mới nâng cao nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của lực lượng cảnh sát biển, vậy rất nhiều các ngư dân trên biển, họ có được những lợi ích gì từ Luật này? |
Cảnh sát biển Việt Nam phối hợp với các lực lượng quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm trên biển Bạn đọc hỏi: Tôi thấy lực lượng cảnh sát biển không chỉ cứu nạn cứu hộ ngư dân trên biển, còn phối hợp với các lực lượng quốc tế để đấu tranh phòng chống tội phạm trên biển. Vậy có quy định cụ thể nào về công tác phối hợp này hay không? |
Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân: Giúp dân bám biển, bảo vệ chủ quyền biển - đảo Những năm qua, lực lượng cảnh sát biển (CSB) Việt Nam không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ thực thi pháp luật trên biển mà còn chú trọng đến công tác dân vận nhằm giúp đỡ, hỗ trợ ngư dân yên tâm vươn khơi đánh bắt hải sản, phát triển kinh tế, đồng thời bảo vệ quyền biển, đảo. |