CSB Việt Nam: Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp để phát triển kinh tế biển
Lãnh đạo Đoàn Trinh sát số 2 thăm, kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại Đồng Nai Ngày 7/8, lãnh đạo Đoàn Trinh sát số 2 đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sỹ phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. |
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 tặng quà hỗ trợ đồng bào khó khăn tại Quảng Nam Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức chương trình “Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc, tôn giáo” qua đó tặng 100 suất quà hỗ trợ đồng bào xã Kà Dăng. |
Cảnh sát Biển Việt Nam tuyên truyền ngư dân không khai thác thủy hải sản trái phép |
Cũng giống như các quốc gia có biển khác, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống, nổi lên là tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; các vụ va chạm, tranh chấp ngư trường, nguồn cá,… gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế, tài sản của ngư dân cũng như uy tín của Việt Nam trong ngoại giao, hợp tác quốc tế.
Đây là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, khó giải quyết trong bối cảnh Biển Đông ngày càng trở thành “điểm nóng” nếu không có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Nhận rõ vị trí, tầm quan trọng cùng những tiềm năng, lợi thế của biển, những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành các nghị quyết, chiến lược về phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; thực hiện nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, động viên, khuyến khích, bảo vệ ngư dân vươn khơi, bám biển đánh bắt, khai thác hải sản chính đáng trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Đồng thời, ngăn chặn tình trạng tàu cá của ngư dân ta vi phạm vùng biển nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ ngư dân do nhận thức, hoặc vì lợi ích kinh tế, chưa tự giác tuân thủ quy định của pháp luật, như: khai thác hải sản không có giấy phép, hoạt động sai vùng khai thác ghi trong giấy phép... Đáng chú ý là, còn xảy ra việc tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép, có những vụ việc nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc Ủy ban châu Âu đã quyết định đưa ra cảnh báo “thẻ vàng” đối với ngành thủy sản Việt Nam (tháng 10/2017), tác động tiêu cực tới việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam...
Trước tình hình đó, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã, đang phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, các cấp, ngành, tỉnh, thành phố ven biển triển khai đồng bộ các giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, góp phần duy trì trật tự an toàn, phát triển bền vững kinh tế biển gắn với củng cố quốc phòng, an ninh, quyết tâm thực hiện mục tiêu gỡ “thẻ vàng” cho ngành Thủy sản Việt Nam.
Cảnh sát Biển Việt Nam tuần tra trên biển |
Trước hết, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam tập trung quán triệt các chỉ thị, công điện, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định các cấp, nhất là Chỉ thị số 45/CT-TTg, ngày 13/12/2017 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; Chỉ thị số 17/CT-TTg, ngày 24/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế phối hợp liên ngành giữa các ban, bộ, ngành và ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển trong trao đổi, xử lý thông tin nhằm ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình hình tàu cá Việt Nam vi phạm các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định ở vùng biển nước ngoài; Quyết định số 78/QĐ-TTg, ngày 16/01/2018 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025, v.v.
Đồng thời, tích cực, chủ động phối hợp, tham mưu cho các bộ, ngành liên quan xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, cơ chế, chính sách pháp luật quản lý tàu cá. Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý, đăng ký tàu cá, giấy phép khai thác hải sản theo khu vực biển; xây dựng, vận hành trung tâm giám sát tàu cá; quy định kích thước tàu, thuyền hoạt động trên các vùng biển; lắp đặt thiết bị giám sát, định vị GPS, thông tin liên lạc ICOM, quy định khai báo trước, trong và sau khi ra khơi,… tạo khuôn khổ, hành lang pháp lý để các lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của tàu cá, duy trì trật tự, an toàn trên các vùng biển Việt Nam.
Bám sát kế hoạch chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của Chính phủ, bộ, ngành liên quan, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã thành lập Ban Chỉ đạo chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc quyền triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng quản lý, nắm chắc tình hình trên biển, kiểm tra, xác minh thông tin hành trình, phạm vi hoạt động của tàu cá, nỗ lực cùng hệ thống chính trị quyết tâm ngăn chặn, giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, giữ vững trật tự, an toàn, môi trường hòa bình, ổn định trên biển.
Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngư dân. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền biên soạn, in ấn tờ rơi tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; tổ chức tuyên truyền thông qua Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân.
Tập trung chủ yếu vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, như: Luật Biển Việt Nam, Luật Biên giới quốc gia, Luật Thủy sản, Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, các văn bản pháp luật liên quan, thông tin cảnh báo “thẻ vàng” và các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định,… để ngư dân nắm được phạm vi vùng biển Việt Nam, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật và cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Cảnh sát Biển Việt Nam phối hợp tuyên truyền Luật cảnh sát biển cho ngư dân |
Đến nay, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã ký kết Quy chế phối hợp thực hiện Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” với 12 tỉnh, thành phố ven biển; ký Bản ghi nhớ hợp tác với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; tổ chức hàng trăm buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phát tờ rơi cho hàng chục nghìn người; tặng quà (áo phao, cờ Tổ quốc, tủ thuốc,…), khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho ngư dân; tổ chức gần 50 cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương” tại các tỉnh, thành phố ven biển.
Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương xây dựng, viết hàng trăm tin, bài, phóng sự, video clip tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Chỉ đạo lực lượng nghiệp vụ và pháp luật tổ chức điều tra cơ bản các đối tượng vi phạm về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, v.v. Các hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển đã góp phần làm chuyển biến nhận thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của ngư dân trong việc tuân thủ pháp luật về đánh bắt, khai thác hải sản.
Trên mặt trận ngoại giao, Cảnh sát biển Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế với lực lượng thực thi pháp luật trên biển các nước trong khu vực. Phát huy hiệu quả chức năng đầu mối liên lạc với cơ quan thực thi pháp luật các nước: Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Philippines,... trong chia sẻ, trao đổi thông tin về tình hình tàu cá hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; phối hợp xử lý kịp thời, hiệu quả các vụ việc liên quan trên tinh thần nhân văn, nhân đạo, phù hợp với luật pháp trong nước và quốc tế.
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, trong đó có lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, việc triển khai thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu đã có nhiều chuyển biến tích cực, cải thiện đáng kể so với trước đây, từ việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phù hợp với pháp luật, thông lệ quốc tế cho đến công tác tuần tra, kiểm soát, giám sát tàu cá, truy xuất nguồn gốc, chứng nhận khai thác hải sản.
Đặc biệt, việc ban hành chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đã ngăn chặn, giảm thiểu đáng kể tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm các quy định về khai thác hải sản, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần vào nỗ lực đề nghị gỡ bỏ “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu đối với ngành Thủy sản Việt Nam. Đồng thời, duy trì trật tự, an toàn, phát triển bền vững kinh tế biển gắn với củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Lãnh đạo Đoàn Trinh sát số 2 thăm, kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại Đồng Nai Ngày 7/8, lãnh đạo Đoàn Trinh sát số 2 đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sỹ phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. |
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 tặng quà hỗ trợ đồng bào khó khăn tại Quảng Nam Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức chương trình “Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc, tôn giáo” qua đó tặng 100 suất quà hỗ trợ đồng bào xã Kà Dăng. |
Có chính sách cho người hỗ trợ Cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ Bạn đọc hỏi: Trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018 có quy định về việc các Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát biển Việt Nam trong quá trình làm nhiệm vụ sẽ có những chế độ chính sách rất cụ thể, được luật ghi nhận. Vậy chế độ, chính sách này được hiểu như thế nào? |