Lớp học nghèo của cô giáo trên rẻo cao từng gây xôn xao cộng đồng mạng
Vinh danh 183 thầy cô giáo đạt danh hiệu “Nhà giáo của năm 2019” Sáng nay (17/11) tại Văn miếu Quốc Tử Giám, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức lễ vinh danh các giáo viên đạt ... |
Những món quà 20/11 ý nghĩa nhất tặng cô giáo Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến rất gần, hãy gửi đến những cô giáo kính yêu những món quà 20/11 ý nghĩa và ... |
Cô giáo đánh học sinh ở TP.HCM gửi đơn lên Bộ trưởng Cô giáo đánh học sinh ở TP.HCM bị buộc thôi việc vừa gửi đơn cứu xét gửi UBND quận Tân Phú, UBND TP.HCM và Bộ ... |
Cô và trò tại điểm trường Tăc Pỏ, phía sau là ngôi trường của cô và trò |
Trên sườn dốc núi cao chênh vênh, nhưng phòng học đơn sơ, tuềnh toàng tranh tre nứa lá là nơi ngày đêm các học sinh các lớp mầm non và tiểu học, là con em bà con dân tộc ở điểm trường Tắc Pỏ (xã Trà Linh, Nam Trà My, Quảng Nam) cặm cụi tìm chữ.
Đây là điểm trường từng gây nên cơn sốt hồi đầu năm học, khi bức ảnh khai giảng năm học mới của điểm trường Tắk Pổ (thuộc Trường phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập (xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và được cô giáo Trà Thị Thu chia sẻ trên Facebook. Lễ khai giảng diễn ra trên nền đất loang lổ, chiếc bàn nhỏ được kê làm bục khai giảng, có đặt ảnh Bác Hồ… Đơn sơ và đầy thiếu thốn nhưng ấm áp, ý nghĩa và đầy đủ các thủ tục: Lễ chào cờ, cô giáo đọc thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; học sinh phát biểu cảm nghĩ năm học mới; phụ huynh hân hoan dõi theo con em và đầy hy vọng, tin tưởng vào các giáo viên…
Bức ảnh lễ khai giản từng gây xôn xao dư luận hồi đầu năm học |
Cô giáo Trà Thị Thu cho biết phòng học đơn sơ, tuềnh toàng tranh tre nứa lá là nơi mà học điểm trường này ngày ngày cùng nhau học bài. Dù tiếng Kinh còn lõm bõm, nhưng các em luôn miệng “Thưa cô! Thưa thầy!” khiến những thầy cô trẻ tuổi chưa một lần xa nhà cũng phải nao lòng.
Phụ trách lớp là 2 cô giáo trẻ có thâm niên cắm bản để gieo chữ trên rẻo cao cho học sinh đồng bào Ca Dong nơi đây. Cô giáo Thu chia sẻ, ở điểm trường này cô cùng cô giáo Úi, cùng phụ trách. Cô Úi từ Nam Giang (Quảng Nam) tới đây hơn 1,5 năm. Còn cô Thu đã công tác ở đây 5 năm. “Ở đây có 10 điểm trường nữa như thế và khó khăn hơn. Có điểm trường đi bộ vào 7-8 tiếng mới tới. Nhiều lúc cũng buồn nhưng nhìn những đứa trẻ vui đùa, chăm chút viết chính tả, say mê làm con tính, lại không nỡ về lại dưới xuôi nữa.
Một góc lớp học của cô và trò tại điểm trường Tắc Pỏ |
Hơn 5 năm ở điểm trường này, cô giáo Thu ban ngày dạy các em trên lớp, tối lại phải ru các em ngủ cho vơi bớt nỗi nhớ nhà. Nỗi nhớ của cô và cả nỗi nhớ của trò. Đến giờ giải lao, cô trò ùa ra bên sườn núi, từng bóng người hoà tan trong sương, đó là một cảnh đẹp trên đỉnh Ngọc Linh mà có lẽ ít người chiêm ngưỡng được.
Lớp học nghèo ở trên đỉnh mù sương |
Trò chuyện với chúng tôi, thầy Hiệu trưởng Lê Huy Phương cho biết giờ đang vào mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ nửa tháng 9 và kết thúc thường vào tháng 2 dương lịch. Nhưng điểm trường Tắc Pỏ vẫn luôn vang tiếng ê a học bài của học sinh, và luôn có sự nỗ lực không biết mệt mỏi của cô giáo Thu và cô giáo Úi.
Nhiều đoàn thiện nguyện tìm tới điểm trường này, và trao cho học trò những đồ dùng học tập, thực phẩm, thuốc men, quần áo ấm |
Cô giáo Thu cũng cho biết, sau khi những bức ảnh khai giảng của cô được cộng đồng mạng chia sẻ, cô và trò ở điểm trường Tắc Pỏ này cũng đã nhận được rất nhiều lời động viên, sự khâm phục, cũng như đã có nhiều đoàn thiện nguyện tìm tới tận đây để trao cho cô và trò những đồ dùng học tập, thực phẩm, thuốc men, quần áo ấm để cô và trò tiếp tục mang con chữ tới vùng cao này.