Lo nợ xấu hậu COVID-19, Techcombank chỉ đặt lợi nhuận tăng 1%
Lãi suất ngân hàng hôm nay 16/6: Thận trọng khoản vay ưu đãi |
FED duy trì lãi suất, lên kế hoạch kích thích nền kinh tế |
Theo báo cáo tài chính quý I tại Đại hội cổ đông thường niên 2020 của Techcombank tổ chức hôm 20/6, ngân hàng này là một trong số hiếm hoi các ngân hàng đạt mức tăng trưởng ấn tượng với con số lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Cụ thể, báo cáo cho thấy Techcombank đạt 3.892,7 tỉ đồng lợi nhuận thuần trước dự phòng, tăng gần 40% so với con số 2.784,3 tỉ đồng cùng kỳ 2019, tăng thêm hơn 1.000 tỷ đồng.
Tại Đại hội, Techcombank đặt kế hoạch năm 2020 với tổng tài sản đạt 431,48 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với cuối năm 2019. Trong đó, dư nợ tín dụng dự kiến đạt gần 291,6 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 13% hoặc cao hơn trong hạn mức NHNN cho phép. Huy động vốn dự kiến đạt đạt 268,82 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 13%.
Techcombank là ngân hàng đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng trong các tháng đầu năm nay. |
Cũng tại đây, ngân hàng này đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2020 đạt 13.000 tỷ đồng, tăng tương đương 1%. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.
Chi phí rủi ro tăng vọt, lợi nhuận giảm mạnh
Cũng như nhiều ngân hàng thương mại khác, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng bất ngờ tăng vọt trong các tháng đầu năm là lí do khiến lợi nhuận sau dự phòng của Techcombank giảm rất mạnh.
Báo cáo cho thấy, Techcombank phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tới hơn 772 tỉ đồng trong 3 tháng đầu năm, xấp xỉ 4,6 lần so với mức trích lập 167,3 tỉ đồng trong cùng kỳ 2019.
Trả lời về thắc mắc chung khi dự kiến dư nợ tín dụng, huy động vốn tăng 13% nhưng lợi nhuận chỉ tăng 1%, đại diện phía Techcombank cho hay: "Đúng là năm nay HĐQT thận trọng, mặc dù dự kiến dư nợ và huy động tăng 13%. Ngân hàng phải dự trù, vì một số khách hàng do COVID-19 sẽ không trả được lãi.
Thực hiện gia hạn nợ theo Thông tư 01 sẽ giúp nợ xấu không tăng nhưng lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng. Việc hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 như giảm lãi suất cũng sẽ khiến lợi nhuận biên giảm. Tuy nhiên, đây là kịch bản thận trọng. Tôi cũng tin là nếu thuận lợi, về phục hồi kinh tế của Việt Nam và nước ngoài, thì kế hoạch sang quý III, quý IV có thể thay đổi".
Cùng chung chiều hướng tích cực với Techcombank, khối NHTM tư nhân hầu hết tiếp tục báo tăng trưởng tốt về lợi nhuận. Có nhiều nhà băng thông báo lợi nhuận tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, xóa sạch nợ như VietCapital Bank, VietBank.
Techcombank cho biết sẽ dự kiến mở rộng cách tiếp cận theo mô hình sinh thái cho chuỗi giá trị hàng hóa tiêu dùng nhanh và giảm sự phụ thuộc chuỗi nhà ở (ReCoM) trong năm nay. Trong chuỗi giá trị bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng, ngân hàng cũng sẽ tiếp tục tập trung vào các phân khúc ít rủi ro như người mua nhà ở, các giai đoạn bán và giao hàng của dự án trong khi với giai đoạn xây dựng thì tập trung cho vay nhà thầu để phân tán rủi ro. Về bán hàng và dịch vụ, Techcombank sẽ tiếp tục đẩy mạnh mô hình ngân hàng số để mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu và nâng cao trải nghiệm khách hàng. |
Nợ xấu hậu COVID-19
Dịch COVID-19 bùng phát từ đầu năm đến nay đã khiến nhiều ngành kinh tế, doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí dẫn đến phá sản. Dư nợ của một số ngành kinh tế bị ảnh hưởng chiếm tỷ trọng lớn như công nghiệp chế biến - chế tạo, khoáng sản, nhiên liệu, nguyên vật liệu xây dựng, kinh doanh ôtô phụ tùng,...
Techcombank nằm trong số 11 ngân hàng xóa sạch nợ năm 2019. |
Theo điều tra của VCCI về tác động của COVID-19 tới doanh nghiệp, 85% các doanh nghiệp đã bị thu hẹp thị trường, dẫn đến 60% doanh nghiệp gặp các vấn đề về dòng tiền. Điều này đẩy các doanh nghiệp đứng trước "bờ vực" phá sản và thời điểm cầm cự tính theo từng tháng.Tình trạng trên của nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế nước ta đang có nguy cơ làm tăng nợ xấu của các ngân hàng.
Ngoài ra, ở mức độ nhẹ hơn, 50% doanh nghiệp cho biết còn khả năng duy trì kinh doanh trong vòng 6 tháng tiếp theo. Thậm chí, 30% doanh nghiệp chỉ có thể trụ lại trong khoảng 3 tháng nữa. Số liệu này đã được công bố trước khi Việt Nam thiết lập lại trạng thái bình thường sau kỳ giãn cách xã hội.
Trước đó, trong Báo cáo tài chính quý I/2020, Techcombank công bố tổng dư nợ tín dụng của khách hàng đạt 265,4 nghìn tỷ, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,9% so với cuối năm 2019. Chi phí dự phòng tăng lên 772 tỷ đồng, so với mức dự phòng 167 tỷ đồng của quý I/2019, thể hiện sự thận trọng của Ngân hàng trong việc chủ động trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu.
Trong năm 2019, tổng nợ xấu của 22 ngân hàng được ghi nhận là 78,522 tỷ đồng, tăng 41% so với đầu năm. Tuy nhiên, chỉ có 1 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 3%. Techcombank nằm trong số 11 ngân hàng xóa sạch nợ tại Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2020, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết năm 2020, định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%, tín dụng tăng khoảng 14%. NHNN sẽ thực hiện quyết liệt và hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020, tập trung xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo an toàn hoạt động tiền tệ, ngân hàng. |
Vì dịch COVID-19, tỷ lệ nợ xấu có thể chạm mức 3,7% vào cuối năm Đánh giá sơ bộ của Ngân hàng Nhà nước cho thấy dịch COVID-19 sẽ tác động tới khoảng 2 triệu tỷ đồng dư nợ (tương ... |
BIDV: Tăng dự phòng nợ xấu khiến lợi nhuận sụt giảm 3% Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã :BID) vừa công bố kết quả kinh doanh "ảm đạm" trong quý III/2019, ... |
VietinBank: Nợ xấu tăng chóng mặt lên hơn 11.000 tỷ đồng Báo cáo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) cho biết nợ xấu liên tục tăng chóng mặt trong 6 quý ... |