Liên minh châu Âu cấp visa Schengen theo hình thức trực tuyến
Đại sứ Julien Guerrier: EU muốn cùng Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển Ngày 27/9, ông Julien Guerrier, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam đã có buổi gặp gỡ báo chí đầu tiên kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ mới. |
Xuất khẩu xanh - đòi hỏi bắt buộc nếu muốn bán hàng vào thị trường châu Âu Từ 1/10/2023 đến hết năm 2025, Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) đối với 6 ngành hàng nhập khẩu, gồm xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón, điện và khí hydro. Điều này có nghĩa là xuất khẩu xanh đang là đòi hỏi bắt buộc nếu các quốc gia muốn bán hàng vào thị trường châu Âu. |
Ngày 13/11, ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) vừa thông qua chính sách điều chỉnh, theo đó những người đăng ký visa thăm các nước trong khối Schengen sẽ sớm được cấp theo hình thức trực tuyến.
Bộ trưởng Nội vụ Tây Ban Nha Fernando Grande-Marlaska, quốc gia đang giữ chức Chủ tịch EU, cho biết hệ thống thị thực (visa) kỹ thuật số sẽ đơn giản hóa quy trình nộp đơn cho khách du lịch.
Khả năng nộp đơn xin thị thực Schengen trực tuyến sẽ là một cải tiến lớn cho công dân và cho quá trình xử lý đơn. Nó sẽ đơn giản hóa quy trình đăng ký cho khách du lịch. Đồng thời, sẽ giảm bớt gánh nặng cho chính quyền quốc gia, nơi có thể phản hồi nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Việc chuyển đổi sang số hóa quy trình cấp thị thực sẽ giúp những người đăng ký không phải hẹn trước tại các lãnh sự quán hoặc văn phòng cung cấp dịch vụ để dán lên hộ chiếu.
Liên minh châu Âu sẽ cấp visa Schengen theo hình thức trực tuyến |
Sau khi quy định này được áp dụng, những người đăng ký lưu trú ngắn hạn ở khu vực Schengen sẽ tải lên các tài liệu, dữ liệu và bản sao điện tử hồ sơ du lịch của họ cùng thông tin sinh trắc học và trả phí, tất cả đều thông qua một nền tảng trực tuyến. Nếu được phê duyệt sau khi kiểm tra chéo cơ sở dữ liệu, họ sẽ nhận được một mã số để in ra hoặc lưu trữ trong thiết bị.
Tuy nhiên, một số người nộp đơn xin cấp visa lần đầu, những người có hộ chiếu mới hoặc dữ liệu sinh trắc học đã thay đổi có thể vẫn phải tuân thủ trình tự cấp thủ tục như trước đây.
Tháng 6/2023, các quốc gia thành viên EU và Nghị viện châu Âu (EP) đã đồng ý về cách thay đổi hệ thống thị thực theo hướng số hóa phần lớn, theo đó không cần phải có nhãn dán thị thực trong hộ chiếu. Một số nghị sĩ EP đánh giá quy trình xin thị thực mới sẽ trở nên dễ dàng, nhanh gọn và tiết kiệm chi phí hơn.
Bộ trưởng Di cư Thụy Điển Maria Malmer Stenergard đề cao sự thay đổi này dưới góc độ tăng cường an ninh cho khu vực Schengen. Các quy định mới mang đến sự nâng cấp về công nghệ, thay thế nhãn dán thị thực hiện tại bằng mã vạch được ký bằng mật mã. Tính năng này phù hợp với các tiêu chuẩn công nghệ hiện đại và đảm bảo mức độ bảo vệ cao hơn cho hồ sơ thị thực và giảm khả năng giả mạo thị thực.
Các Bộ trưởng EU đã thông qua quyết định sau quá trình lập pháp kéo dài nhiều tháng và quyết định sẽ có hiệu lực sau 3 tuần kể từ thời điểm EU đăng công báo.
Khu vực Schengen bao gồm 27 quốc gia châu Âu không có biên giới kiểm soát giữa các quốc gia đó: Đức, Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Croatia, Đan Mạch, Slovenia, Slovakia, Tây Ban Nha, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Italia, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Malta, Na Uy, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ.
Trong hầu hết các trường hợp, công dân từ hơn 60 quốc gia trên thế giới, bao gồm Australia, Anh, Canada, New Zealand và Mỹ, không cần phải xin thị thực Schengen cho những chuyến du lịch ngắn ngày. Tuy nhiên, họ sẽ vẫn phải tuân thủ việc đăng ký trực tuyến để được sàng lọc trước theo Hệ thống Thông tin và cấp phép du lịch châu Âu (ETIAS), tương tự như Hệ thống điện tử cấp phép du lịch (ESTA) của Mỹ.
Liên minh châu Âu thúc đẩy nguồn năng lượng tái tạo Liên minh châu Âu (EU) đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh bằng cách thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, thực hiện cam kết đi đầu trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu. |
Liên minh châu Âu nhất trí loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch Ngày 17/10, Liên minh châu Âu (EU) nhất trí sẽ thúc đẩy mục tiêu loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch theo quan điểm đàm phán cho hội nghị khí hậu COP28 sắp tới của Liên hợp quốc. |