Lịch sử thành môn học bắt buộc với 52 tiết/năm
Anh Vũ (T/H) 13/07/2022 08:46 | Chuyện tuần này
![]() |
Học sinh lớp 10 năm học tới bắt buộc học môn lịch sử theo chương trình 52 tiết. |
Cụ thể, Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) đang dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 ban hành chương trình giáo dục phổ thông, trong đó môn lịch sử được giữ nguyên phần chuyên đề học tập lựa chọn (35 tiết/năm học) theo định hướng nghề nghiệp.
Nhưng sẽ chuyển phần chủ đề môn lịch sử 70 tiết/năm học thành phần bắt buộc và điều chỉnh chương trình còn 52 tiết/năm học để bảo đảm sự phù hợp với tất cả học sinh và cơ cấu đội ngũ giáo viên lịch sử hiện nay.
Với phương án điều chỉnh đang dự thảo như trên, chương trình cấp THPT đối với mỗi học sinh được giảm 18 tiết/năm học so với thiết kế ban đầu (tương ứng với số tiết giảm của chương trình môn lịch sử).
Bộ đang điều chỉnh môn Lịch sử theo đúng yêu cầu nói trên của Nghị quyết 63, đảm bảo môn học này có phần bắt buộc với tất cả học sinh trung học phổ thông và có phần lựa chọn cho học sinh có định hướng chuyên sâu về Lịch sử.
Kế hoạch của Bộ GD-ĐT ban hành để tổ chức việc điều chỉnh phần bắt buộc, nên trong kế hoạch này không đề cập tới phần lựa chọn. Việc thực hiện phần lựa chọn theo đúng Chương trình giáo dục phổ thông đã ban hành năm 2018.
Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các trường cần căn cứ vào đội ngũ giáo viên của trường mình để điều chỉnh giảm 1 môn học trong các tổ hợp 5 môn học lựa chọn đã chuẩn bị, xây dựng trong thời gian qua (thực tế chỉ cần điều chỉnh giảm 1 môn đối với tổ hợp không có môn lịch sử).
Để kịp thời triển khai năm học 2022 - 2023, Bộ Giáo dục và đào tạo đang thực hiện theo kế hoạch đã ban hành, trong đó sẽ báo cáo Thủ tướng cho phép thực hiện quy trình rút gọn trong việc xây dựng thông tư sửa đổi, bổ sung thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT.
Theo yêu cầu của Nghị quyết 63, Bộ GD-ĐT đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 ban hành Chương trình GDPT, trong đó môn Lịch sử được giữ nguyên phần chuyên đề học tập lựa chọn (35 tiết/năm học) theo định hướng nghề nghiệp; chuyển phần chủ đề môn Lịch sử 70 tiết/năm học thành phần bắt buộc và điều chỉnh chương trình còn 52 tiết/năm học để bảo đảm sự phù hợp với tất cả học sinh và cơ cấu đội ngũ giáo viên Lịch sử hiện nay.
Đối với các môn lựa chọn, các trường xây dựng các tổ hợp 4 môn học lựa chọn (thay vì 5 môn theo thiết kế ban đầu) để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.
Với phương án điều chỉnh đang dự thảo như trên, chương trình cấp trung học phổ thông đối với mỗi học sinh được giảm 18 tiết/năm học so với thiết kế ban đầu (tương ứng với số tiết giảm của chương trình môn Lịch sử).
Các trường cần căn cứ vào đội ngũ giáo viên của trường mình để điều chỉnh giảm một môn học trong các tổ hợp 5 môn học lựa chọn đã chuẩn bị, xây dựng trong thời gian qua (thực tế chỉ cần điều chỉnh giảm một môn đối với tổ hợp không có môn Lịch sử).
Để kịp thời triển khai năm học 2022-2023, Bộ GD-ĐT đang thực hiện theo Kế hoạch đã ban hành, trong đó sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện quy trình rút gọn trong việc xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT.
Trước đó, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ký ban hành kế hoạch triển khai chương trình lịch sử. Theo kế hoạch này, Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo triển khai rà soát, chọn lọc, xây dựng chương trình lịch sử theo hướng điều chỉnh trên, soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hiện, tổ chức hội thảo xin ý kiến các tổ chức, nhà khoa học, giáo viên, tập huấn cho cán bộ, giáo viên để triển khai chương trình này.
Đáng chú ý
Đắk Lắk đón 130 nghìn lượt du khách trong dịp Tết Nguyên đán 2023

Bài viết mới
Việt Nam đảm nhiệm tốt các trọng trách quốc tế

Nhà báo, nhà hoạt động phản đối chiến tranh Việt Nam Victor Navasky qua đời

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

Dù có nguồn gốc ở phương Tây nhưng giờ đây, Lễ hội Halloween đã trở thành một sự kiện được chào đón ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.