Lễ hội Cổ Loa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trình UNESCO công nhận Khu Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê là Di sản thế giới Ngày 6/1, UBND tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động Khu di tích Quốc gia đặc biệt (2012-2022) và triển khai kế hoạch lập hồ sơ đề cử Khu Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới. |
Lễ hội đền Đông Cuông là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định số 73/QĐ-BVHTTDL về việc đưa lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. |
Huyện Đông Anh là nơi hội tụ nhiều di sản văn hóa của người Việt cổ, đa dạng về loại hình, giàu có về hàm lượng giá trị. Nổi bật trong hệ thống di sản phong phú đó, là di tích Cổ Loa, nơi ghi dấu về nhà nước đầu tiên của dân tộc - Nhà nước Âu Lạc cùng Lễ hội truyền thống gắn liền với không gian văn hóa, lịch sử đặc sắc.
Ngày chính hội Cổ Loa là mùng 6/1 âm lịch, tương truyền đó là ngày vua Thục An Dương Vương lên ngôi. Lễ hội Cổ Loa là lễ hội chung của “Bát xã hộ nhi” xưa kia, có sự tham gia của nhiều làng gắn liền với một không gian lịch sử - văn hóa của thời kỳ Nhà nước Âu Lạc.
Lễ đón bằng công nhận Lễ hội Cổ Loa là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Ảnh: TTXVN). |
Lễ hội Cổ Loa là dịp để biểu dương sức mạnh của cộng đồng nhân dân trong Bát xã Loa thành và phát huy tính đoàn kết, sức mạnh của tập thể, sức mạnh của cộng đồng được thể hiện trong công tác chuẩn bị, tổ chức và thực hành nghi lễ, trò chơi, trò diễn trong lễ hội. Lễ hội Cổ Loa là nơi bảo tồn tốt nhất các nghi lễ, tế rước, các hoạt động nghệ thuật, trò diễn, trò chơi dân gian, các phong tục tập quán, những nét văn hóa riêng của cộng đồng nhân dân trong Bát xã Loa thành.
Tại đây, người dân đứng ra tổ chức và tái hiện lại các sinh hoạt văn hóa cộng đồng, hưởng thụ các giá trị văn hóa tâm linh, văn hóa cộng đồng. Người dân đã không ngừng sáng tạo ra những nét văn hóa mới, đồng thời vẫn lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau những giá trị cốt lõi, tốt đẹp, truyền thống.
Tại lễ đón bằng công nhận Lễ hội Cổ Loa là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đông Anh Nguyễn Văn Cường cho biết, việc Lễ hội Cổ Loa được ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là sự đánh giá, ghi nhận to lớn của Đảng, Nhà nước đối với những giá trị tiêu biểu của lễ hội thuộc cộng đồng cư dân Bát xã Loa thành nói riêng; sự độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa của huyện Đông Anh nói chung. Từ dấu mốc quan trọng này, cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Đông Anh càng thêm quyết tâm trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trên địa bàn bằng những kế hoạch, việc làm cụ thể, thiết thực, nhất là đối với Lễ hội Cổ Loa.
Cùng với việc công bố quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, Lễ hội Cổ Loa 2023 cũng chính thức được mở ra với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc diễn ra trong hai ngày 26 - 27/1 (tức ngày mùng 5 - 6/1 âm lịch) như Nghi lễ rước kiệu, dâng hương của Bát xã Loa thành, các trò chơi dân gian bắn nỏ Loa thành, cờ người, đu tiên, ném còn, nhảy sạp…; hoạt động viết chữ thư pháp, thi đấu bóng chuyền, vật truyền thống; biểu diễn rối nước, hát quan họ thuyền rồng, tuồng cổ…
Hà Nội: Vinh danh 66 Nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể Qua ba lần phong tặng, thành phố Hà Nội đã có 131 nghệ nhân với 18 Nghệ nhân Nhân dân và 113 Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. |
Festival Huế 2023 - “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển” Festival Huế 2023 gồm hơn 50 hoạt động chính và gần 100 hoạt động hưởng ứng diễn ra liên tục trong năm theo định hướng bốn mùa, với các chủ đề như: “Xuân Cố đô,” “Kinh thành toả sáng,” “Huế vào thu.” |