Lãnh đạo Tân Hiệp Phát làm gương cho nhân viên
Trong giai đoạn "ba tại chỗ", bà Trần Uyên Phương - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cùng em gái xuống tận nhà máy lo từng bữa ăn nhân viên, kiểm tra mọi hoạt động và cuộc sống của họ có ổn không. Sự hiện diện của cấp lãnh đạo lúc ấy rất quan trọng, khiến người lao động cảm thấy được quan tâm, chăm lo và vững tinh thần sản xuất.
Tính kỷ luật cũng được đề cao trong giai đoạn "ba tại chỗ", nhân viên không được rời công ty. Tuy nhiên, đối tác, khách vẫn có thể đến nhận hoặc mua hàng, nhưng tuân thủ quy tắc phòng, chống dịch.
"Tôi duyệt từng phiếu ra cổng cho nhân viên hàng ngày. Chính tôi cũng không được rời khỏi công ty. 125 ngày, dù cảm thấy bức bí, căng thẳng nhưng là người lập ra quy định đó, mình phải truyền sức mạnh cho đội ngũ để họ được an toàn", bà Uyên Phương nói thêm.
Mới đây, doanh nghiệp thực hiện khảo sát "Bao nhiêu nhân sự muốn duy trì ba tại chỗ", nhiều ý kiến bày tỏ ủng hộ. Trong đó, một nhân viên đã nhắn trong nhóm nội bộ: "Ba tháng ở nhà máy, đôi dép của em gần bị gãy đôi, chị có thể cho em nhận đôi khác ở nhà gửi vào được không? Em vẫn muốn tiếp tục ba tại chỗ". Tâm sự ấy cho thấy tính kỷ luật, khẳng định văn hóa doanh nghiệp.
Bà Trần Uyên Phương - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát. |
Bà Uyên Phương nhấn mạnh nếu cấp trên làm gương, chắc chắn cấp dưới sẽ tuân thủ. Khi cấp lãnh đạo nói được, làm được và không có trường hợp ngoại lệ, người lao động mới phục.
Văn hóa doanh nghiệp là giá trị cốt lõi với Tân Hiệp Phát trong giai đoạn thách thức lẫn hiện tại. Đội ngũ lãnh đạo tạo mọi điều kiện để nhân viên có thể làm chủ công việc, duy trì sinh kế. Nhân sự có thể tình nguyện vào "ba tại chỗ" nếu sắp xếp tốt cuộc sống cá nhân; gia đình có con nhỏ hoặc không ai trông coi, sẽ được làm việc tại nhà. Dù làm tại chỗ hay từ xa, đều không có sự khác biệt, không lơ là. Mọi người hỗ trợ tuyệt đối, mang lại cho nhau cảm giác "nếu anh khó khăn, chúng tôi sẽ ở phía sau".
"Từ nhà sáng lập, lãnh đạo cấp cao đến từng nhân viên đều hiểu: Doanh nghiệp vẫn duy trì, chúng ta mới có thể vượt qua, từ đó nghĩ đến việc tạo đà quay trở lại. Nếu không thể phục hồi 100%, sẽ cố gắng đạt 70, 80 hoặc 90% so với trước đây. Nhưng một khi đã sụp đổ hoặc ngưng sản xuất, mọi thứ sẽ rất khó khăn, hậu quả không lường được. Do đó, ai cũng hiểu trách nhiệm của mình, góp phần duy trì tổ chức cũng là trách nhiệm xã hội, nuôi sống chính bản thân và gia đình", bà Uyên Phương nói.
Theo Trà Vân - Báo Thanh Tra
Giải pháp công nghệ cảnh báo viêm phổi, hỗ trợ sàng lọc Covid của cựu SV Bách khoa có gì đặc biệt? Một cựu sinh viên Bách Khoa đã sáng tạo ra giải pháp công nghệ SAFELUNG "cung cấp bộ thiết bị giúp cảnh báo các bệnh viêm phổi và ứng dụng hỗ trợ sàng lọc người nhiễm SARS-CoV-2". |
Sống trong mùa dịch: Yêu thương tạo nên sức mạnh, bản lĩnh con người Việt Đợt dịch bùng phát lần thứ 4 gây ra không ít mất mát, đau thương nhưng bên cạnh đó cũng có những câu chuyện ấm lòng, được viết nên bởi sự yêu thương của những người dân Việt Nam đôn hậu, quật cường đã dành cho nhau. Dù đang ở đâu, làm bất cứ công việc gì cũng đều có thể góp một phần công sức nhỏ bé trong cuộc chiến dài hơi với đại dịch. Đó là những câu chuyện được chia sẻ trong số Nối trọn yêu thương tháng 9/2021. |
DN Trần Uyên Phương: “Đại dịch buộc chúng ta phải sáng tạo hơn" Doanh nhân Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho rằng, sáng tạo chính là cách thích ứng tốt nhất để vượt qua đại dịch Covid-19. |