Giải pháp công nghệ cảnh báo viêm phổi, hỗ trợ sàng lọc Covid của cựu SV Bách khoa có gì đặc biệt?
Trịnh Thanh Tùng (SN 1998) cho biết em có niềm đam mê bất tận với những nghiên cứu công nghệ có ích cho cộng đồng ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Khi dịch Covid-19 bùng phát, bản thân là một sinh viên kỹ thuật, chàng trai 9X mong muốn đóng góp một chút gì đó để giải quyết vấn đề chung của cả xã hội, vì thế Tùng đã nảy ra ý tưởng sáng tạo thiết bị cảnh báo bệnh viêm phổi và có thể ứng dụng một phần vào việc hỗ trợ sàng lọc những người nhiễm Covid-19. Tùng đã tiến hành nghiên cứu và triển khai dự án đến tận thời điểm này.
Trịnh Thanh Tùng. Ảnh NVCC |
Lựa chọn môn học tự chọn “Xử lý tín hiệu vi sinh số” gần với chuyên ngành của mình, Thanh Tùng càng kỳ vọng về một nghiên cứu đang ấp ủ bấy lâu. Được thầy giáo động viên, nam sinh nảy ra ý tưởng nghiên cứu dựa vào tín hiệu âm thanh phổi để tìm ra được sự khác biệt giữa người bệnh và người bình thường.
Tùng cho biết khó khăn nhất là mọi người không ủng hộ ý tưởng. Bởi vì nó quá mới lạ, một người hầu như chưa có kinh nghiệm gì thì khó có thể nghiên cứu ra được. Trong gần một năm trời, hoạt động nghiên cứu nhiều lần thất bại và không thu được một kết quả nào. Có thời gian Tùng phải tự thực hiện dự án một mình.
Bắt đầu phác thảo sơ đồ hình ảnh bao gồm một ống nghe thu tín hiệu từ người bệnh, tín hiệu từ ống nghe sẽ truyền qua một mạch khuếch đại sau đó truyền vào máy tính. Kế tiếp, máy tính xử lý thuật toán, lập trình và phân loại các tín hiệu để cho ra kết quả có bệnh hay không bệnh. Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện những gì dự tính đều không đúng với thực tế, bị nhiễu âm thanh từ bên ngoài làm sai số, không thu được tín hiệu như lý thuyết,…
Giải pháp công nghệ SAFELUNG. Ảnh NVCC |
Nhận được sự tin tưởng của thầy giáo và sự kỳ vọng của gia đình, Tùng quyết định tiếp tục dốc toàn lực để nghiên cứu.
Cuối cùng, dự án SAFELUNG "cung cấp bộ thiết bị giúp cảnh báo các bệnh viêm phổi và ứng dụng hỗ trợ sàng lọc người nhiễm SARS-CoV-2" cũng thành công. Nghiên cứu về xử lý tín hiệu âm thanh phổi có thể cảnh báo bệnh về viêm phổi bằng việc sử dụng Machine learning kết hợp với xử lý tín hiệu trên các miền thời gian-tần số. Thành công này đã giúp Tùng tốt nghiệp sớm khi đồ án đạt ba điểm 10 tuyệt đối.
Nghiên cứu của anh chàng sinh năm 1998 là một bộ thiết bị bao gồm một ống nghe điện tử và một ứng dụng phần mềm mô phỏng được cài đặt trong điện thoại. Ban đầu ống nghe sẽ tiến hành thu dữ liệu âm thanh từ người bệnh sau đó truyền vào điện thoại. Điện thoại sẽ gửi và giao tiếp với nơi xử lý thuật toán trung tâm để phân loại tín hiệu.
Các thành viên trong nhóm Tùng tham gia cuộc thi cuộc thi khởi nghiệp. Ảnh NVCC |
Tháng 12/2020 Tùng đăng ký tham gia cuộc thi cuộc thi khởi nghiệp “Thử Thách Sáng Tạo Xã Hội Việt Nam” và dự án SAFELUNG của nhóm Tùng vào top 4 dự án xuất sắc nhất miền Bắc. Cũng với nghiên cứu này, Thanh Tùng sở hữu bài báo nghiên cứu khoa học đầu tiên trong hội nghị quốc tế ICISN 2021.
Nhiều người thắc mắc liệu có ai trả chi phí để Tùng thực hiện dự án này hay không? Tuy nhiên 9X cho rằng nếu chỉ lo cho cuộc sống bản thân mình thôi, mà mình không làm những việc trong khả năng của mình để cống hiến cho xã hội thì mình nghĩ rằng tuổi trẻ sẽ rất phí hoài.
Trong chương trình “Nối trọn yêu thương” vừa được phát sóng cuối tháng 8/2021, Tùng cho biết mong muốn của em là tạo ra một điều gì đó, nó không cần quá lớn mà đủ sức lan tỏa cái ý tưởng đến cho cộng đồng. Trong quá trình thực hiện, nhóm cũng đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều khác nhau, kể cả tiêu cực lẫn tích cực.
Phần giao lưu trực tuyến của chị Trần Uyên Phương với Tùng trong chương trình. |
Qua những chia sẻ của Tùng, chị Trần Uyên Phương - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã nhắn gửi “có rất nhiều ý kiến trái chiều nhưng ở một khía cạnh nào đó sẽ rất tốt. Bởi vì chúng ta có nhiều phản biện trước khi sản phẩm ra đời hoặc bất kỳ trong dự án nào đó thì điều đó làm cho chúng ta có nhiều cải tiến hơn. Chúc cho em và sản phẩm liên tục được cải tiến và đem đến cho người dùng một sản phẩm cuối là hoàn hảo nhất có thể”.
Khi nhận được những lời động viên, món quà từ chị Trần Uyên Phương và chương trình Nối trọn yêu thương trao tặng, Tùng cho biết cảm thấy rất vui và tự hào, đó là niềm động lực rất lớn để nhóm tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của mình.
Đã đồng hành cùng chương trình qua 23 số phát sóng, chị Trần Uyên Phương- Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ “Tôi cảm cảm thấy một nguồn năng lượng rất mạnh mẽ từ mỗi nhân vật trong chương trình Nối trọn yêu thương. Dù mỗi người có hoàn cảnh khác nhau, nhưng khi đối diện trước những biến cố, khó khăn trong cuộc sống, các bạn luôn có niềm tin và yêu cuộc sống của mình, cũng như truyền cảm hứng cho tôi và tất cả mọi người. Hy vọng rằng món quà của Tân Hiệp Phát sẽ là một sự ghi nhận và giúp ích cho các bạn nhiều hơn trong cuộc sống”. |
Sống trong mùa dịch: Yêu thương tạo nên sức mạnh, bản lĩnh con người Việt Đợt dịch bùng phát lần thứ 4 gây ra không ít mất mát, đau thương nhưng bên cạnh đó cũng có những câu chuyện ấm lòng, được viết nên bởi sự yêu thương của những người dân Việt Nam đôn hậu, quật cường đã dành cho nhau. Dù đang ở đâu, làm bất cứ công việc gì cũng đều có thể góp một phần công sức nhỏ bé trong cuộc chiến dài hơi với đại dịch. Đó là những câu chuyện được chia sẻ trong số Nối trọn yêu thương tháng 9/2021. |
Chàng trai bỏ nghề truyền thông để lập đội cứu nạn Đang ổn định với công việc văn phòng, thế nhưng anh Phạm Quốc Việt đã quyết định bỏ ngang sau một biến cố, sau đó anh cũng một số người lập nên đội cứu hộ FAS Angel để hỗ trợ, cứu giúp những người bị tai nạn. |
Chuyện của Liên - Cô gái trẻ không đầu hàng số phận khi bị cưa một chân Liên yếu lắm, hàng ngày Liên tập tễnh đi lại trên chiếc nạng gỗ, lúc bấy giờ mọi sinh hoạt đều phải phụ thuộc vào bố mẹ và anh chị. Chính nghị lực và niềm tin thôi thúc từ sâu trong con người nhỏ bé đã giúp cô gái bị cưa một chân vượt qua giới hạn của bản thân, trở thành người có ích cho xã hội. |