Lãnh đạo MBBank lý giải nguyên nhân lợi nhuận giảm
Lo nợ xấu hậu COVID-19, Techcombank chỉ đặt lợi nhuận tăng 1% |
Bổ nhiệm nhân sự, lãnh đạo mới tại Thái Nguyên, Nghệ An, Đồng Nai |
Theo báo cáo tài chính tại đại hội của Thượng tướng Lê Hữu Đức, chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) và ông Lưu Trung Thái, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc MB, năm 2019 ngân hàng đã đạt nhiều kết quả tích cực, vượt so với kế hoạch cổ đông giao, chỉ ngoại trừ chỉ tiêu tăng vốn điều lệ là chưa đạt.
Lợi nhuận giảm do nợ xấu
Tại Đại hội, trả lời câu hỏi của cổ đông về việc nợ xấu quý I của MBBank có xu hướng tăng so với cùng kỳ, ông Lưu Trung Thái, Tổng giám đốc MBBank cho biết điều này có nguyên nhân từ tác động của dịch COVID-19. Trong khi Ngân hàng Nhà nước ước tính số dư nợ toàn ngành bị ảnh hưởng khoảng 23%, MBBank tính toán con số ảnh hưởng có thể vào khoảng 25-30% tổng dư nợ toàn ngành.
Đại hội cổ đông thường niên 2020 của MBBank vừa được diễn ra hôm qua, 24/6. |
Cộng hưởng với vấn đề trên, phần nợ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch phải cơ cấu lại gốc và lãi sẽ không được tính vào doanh thu dẫn tới giảm doanh thu từ lãi, khiến tăng nợ xấu cùng chi phí dự phòng. Ước tính lợi nhuận nửa đầu năm nay sẽ giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Về tái cơ cấu nợ, theo Thông tư 01 của NHNN, từ 23/1/2020, MB đã tái cơ cấu cho hơn 3.000 khách hàng doanh nghiệp và tác động đến dư nợ khoảng gần 7.000 tỷ (các khách hàng COVID-19 ảnh hưởng khoảng 25 - 30% dư nợ của ngân hàng). Từ nay đến cuối năm ngân hàng tiếp tục cơ cấu cho một nhóm khách hàng nữa, ảnh hưởng khoảng 10% doanh thu lãi.
Chính vì những lý do trên nên ngân hàng đã dự tính giảm 10% lợi nhuận trong năm nay.
Bà Nguyễn Thị Hải Phượng, Phó chủ tịch HĐQT MBBank kiêm Chủ tịch MCredit nói rằng MCredit đang trong thời gian phát triển theo hướng gia tăng thị phần nên có phần tăng trưởng "nóng". Tuy nhiên, HĐQT đã yêu cầu tái cơ cấu toàn diện để đưa MCredit phù hợp với rủi ro của ngân hàng. Công ty tài chính này đang có chủ trương giảm dần tỷ trọng cho vay tiền mặt nên rủi ro cũng sẽ giảm xuống trong năm nay. MCredit dự kiến nâng tỷ trọng cho vay trả góp lên 40-45% tổng dư nợ cho vay. Riêng hoạt động của MCredit, bà Phượng dự kiến nợ xấu nửa đầu năm nay sẽ dưới 6%, tỷ lệ trôi nợ là dưới 4% và lợi nhuận nửa năm đạt khoảng 120 tỷ đồng. |
Thận trọng kinh doanh trong năm nay
Định hướng kế hoạch trong 6 tháng cuối cũng như phương hướng cả năm 2020, lãnh đạo MB cho biết ngân hàng đang tích cực thận trọng kinh doanh trong giai đoạn bình thường mới.
Định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2020 của ngân hàng MBBank. |
Cụ thể, lợi nhuận trước thuế giảm 10% về khoảng 9.032 tỷ đồng; tổng tài sản tăng 8% so với năm trước, tăng trưởng tín dụng ước đạt 12%, tỷ lệ nợ xấu cao nhất ở mức 1,9%; tỷ lệ chi trả cổ tức dự kiến 11% - 15%.
Ngoài ra, lãnh đạo MB cho biết nếu điều kiện thị trường thuận lợi, nhà băng này sẽ đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2020 tương đương với năm 2019, khoảng 10.000 tỷ đồng. Ngân hàng Quân đội cũng trình kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 27.988 tỷ đồng thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15% và chia cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu.
Chủ trương của NHNN năm nay là phải tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và khách hàng, trong đó có 2 việc là tiết giảm chi phí và giảm lãi suất cho vay.
Ông Lưu Trung Thái giải đáp: "3 năm qua, MBBank có tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận bình quân 25 - 30%. Năm nay đề xuất cách tiếp cận mới hơn là khi có rủi ro hiện hữu với tất cả khách hàng, thì việc hỗ trợ khách hàng là cần thiết và ngân hàng cẩn trọng dự trù kinh doanh 6 tháng cuối năm".
"Tình hình dịch bệnh cũng chưa biết trước được thế nào trong thời gian tới, dù các doanh nghiệp trong nước đã hoạt động ổn định song các doanh nghiệp có liên quan đến xuất khẩu, dịch vụ sẽ còn bị ảnh hưởng", ông Thái nói thêm.
Dịch COVID-19 bùng phát từ đầu năm đến nay đã khiến nhiều ngành kinh tế, doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí dẫn đến phá sản. Dư nợ của một số ngành kinh tế bị ảnh hưởng chiếm tỷ trọng lớn như công nghiệp chế biến - chế tạo, khoáng sản, nhiên liệu, nguyên vật liệu xây dựng, kinh doanh ôtô phụ tùng,... Theo điều tra của VCCI về tác động của COVID-19 tới doanh nghiệp, 85% các doanh nghiệp đã bị thu hẹp thị trường, dẫn đến 60% doanh nghiệp gặp các vấn đề về dòng tiền. Điều này đẩy các doanh nghiệp đứng trước "bờ vực" phá sản và thời điểm cầm cự tính theo từng tháng.Tình trạng trên của nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế nước ta đang có nguy cơ làm tăng nợ xấu của các ngân hàng. |
Lo nợ xấu hậu COVID-19, Techcombank chỉ đặt lợi nhuận tăng 1% Trong các tháng đầu năm, cả khối NHTM có vốn Nhà nước và khối NHTM tư nhân đều báo cáo sụt giảm lợi nhuận so ... |
Bổ nhiệm nhân sự, lãnh đạo mới tại Thái Nguyên, Nghệ An, Đồng Nai Các tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An và Đồng Nai vừa đồng loạt kiện toàn công tác cán bộ tại địa phương, công bố và trao ... |
Bổ nhiệm nhân sự, lãnh đạo mới quân đội, công an Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Quân khu 3, Quân khu 4 (thuộc Bộ Quốc phòng) vừa kiện toàn nhân sự, công bố và trao ... |