Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ ứng cử ĐBQH ở các địa phương nào?
Từ trái sang: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng Phạm Minh Chính |
Theo danh sách của Hội đồng bầu cử quốc gia, nơi ứng cử ĐBQH của lãnh đạo chủ chốt được phân bổ cụ thể như sau:
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ứng cử tại Hà Nội.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ứng cử tại TP.HCM.
Thủ tướng Phạm Minh Chính ứng cử tại TP. Cần Thơ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ứng cử tại TP. Hải Phòng.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng ứng cử tại TP. Đà Nẵng.
Các Ủy viên Ban Bí thư cũng ứng cử ĐBQH tại các tỉnh Nghệ An, Đắk Lắk, Hà Tĩnh và Tây Ninh. Cụ thể:
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến ứng cử tại Nghệ An
Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài ứng cử tại Đắk Lắk
Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng ứng cử tại Hà Tĩnh
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa ứng cử tại Tây Ninh
Ngoài ra, có 12 Ủy viên Bộ Chính trị ứng cử tại các địa phương:
Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn ứng cử tại Hậu Giang.
Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh ứng cử tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú ứng cử tại Lào Cai.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai ứng cử tại Hòa Bình.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh ứng cử tại Khánh Hòa.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc ứng cử tại Lâm Đồng.
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an ứng cử tại Hưng Yên.
Thượng tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ứng cử tại Thái Nguyên.
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình ứng cử tại Bắc Giang.
Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND Việt Nam ứng cử tại Thanh Hóa.
Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng ứng cử tại ứng cử tại Quảng Ninh.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng ứng cử tại TP. Hà Nội.
Vận động bầu cử là gì? Hành vi nào bị cấm khi vận động bầu cử? Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015 quy định rất cụ thể, chi tiết về khái niệm vận động bầu cử, nguyên tắc cũng như các hành vi bị cấm khi vận động bầu cử. |
Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử, danh sách ứng cử như thế nào? Theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, công dân có quyền tố cáo về người ứng cử, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử. |
205 người ứng cử đại biểu Quốc hội ở khối Trung ương Danh sách chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương bao gồm 205 người đã được biểu quyết, thống nhất thông qua ngày 16/4. |