205 người ứng cử đại biểu Quốc hội ở khối Trung ương
Sáng 16/4, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ 3 để lựa chọn, lập danh sách những người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV.
Hình thức biểu quyết là giơ tay, biểu quyết 1 lần thông qua danh sách cả 205 ứng viên, kết quả 100% người (67/67) tham gia biểu quyết nhất trí thông qua danh sách chính thức 205 ứng viên ĐBQH ở Trung ương.
Trong số 205 người được giới thiệu ứng cử ĐBQH ở Trung ương, có 46 người là nữ (22,43%); dân tộc thiểu số có 20 người (9,7%); ngoài Đảng có 4 người (1,9%); tái cử có 100 người (48,78%); trẻ tuổi có 5 người (2,43%); giáo sư, phó giáo sư có 16 người (7,8%); tiến sĩ có 63 người (30,7%); thạc sĩ có 94 người (45,85%); đại học và tương đương đại học có 32 người (15,6%).
Toàn cảnh hội nghị hiệp thương (Ảnh: Viết Chung/SGGP) |
Theo danh sách, khối các cơ quan Đảng có 11 ứng viên gồm: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài; Chánh Văn phòng Trung ương Lê Minh Hưng; Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú.
Khối cơ quan Chủ tịch nước có 3 ứng cử viên, gồm: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải. Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đương nhiệm, Phó Chủ tịch Đỗ Bá Tỵ và Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến không tái cử; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Võ Trọng Việt ứng cử ở khối Mặt trận.
Khối Quốc hội có 130 người ứng cử, trong đó có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các Phó Chủ tịch Quốc hội: Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Khắc Định và Nguyễn Đức Hải.
Khối Chính phủ có 15 đại biểu (giảm 3 người so với khóa trước), bao gồm: Thủ tướng Phạm Minh Chính; Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh; các Bộ trưởng: Nguyễn Hồng Diên (Bộ Công thương), Đào Ngọc Dung (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Nguyễn Chí Dũng (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), Phan Văn Giang (Bộ Quốc phòng), Lê Minh Hoan (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Nguyễn Văn Hùng (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), Tô Lâm (Bộ Công an), Lê Thành Long (Bộ Tư pháp), Nguyễn Thanh Long (Bộ Y tế), Hồ Đức Phớc (Bộ Tài chính), Bùi Thanh Sơn (Bộ Ngoại giao), Nguyễn Kim Sơn (Bộ Giáo dục - Đào tạo), Phạm Thị Thanh Trà (Bộ Nội vụ).
Các đại biểu biểu quyết bằng hình thức giơ tay (Ảnh: QV) |
Cũng theo danh sách, có 17/18 ủy viên Bộ Chính trị tham gia ứng cử ĐBQH khóa XV (chỉ riêng Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên không tham gia ứng cử ĐBQH khóa mới).
Khối Mặt trận có 29 ứng cử viên, trong đó có một số thành viên Đoàn Chủ tịch, lãnh đạo các đoàn thể, hiệp hội và cá nhân tiêu biểu; có nhiều ĐBQH khóa XIV tái cử như: Nguyễn Lân Hiếu (Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), Vũ Trọng Kim (Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong), Vũ Tiến Lộc (Chủ tịch VCCI), Nguyễn Văn Thân (Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa), Đỗ Ngọc Thịnh (Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam); 2 ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV ứng cử khối mặt trận là Phan Xuân Dũng (Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), Võ Trọng Việt (Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam).
Trong số 205 người được các cơ quan Trung ương giới thiệu ứng cử có 4 người ngoài Đảng, là các ông: Nguyễn Văn Thân (Chủ tịch Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa); Nguyễn Tiến Thiện (Thượng tọa Thích Đức Thiện, Hội đồng Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam); Nguyễn Văn Riễn (linh mục, Nhà thờ Thánh Giuse, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương); Nguyễn Lân Hiếu (Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội).
Cử tri thực hiện bỏ phiếu như thế nào? Theo quy định, trước khi cử tri tiến hành bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải làm thủ tục kiểm tra hòm phiếu. Quy định cũng nêu rõ cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri... |
Bầu cử ĐBQH và đại diện HĐND vào ngày nào, thành lập Ủy ban bầu cử ra sao? Bạn đọc hỏi: Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được quy định là ngày, tháng, năm nào? Ủy ban bầu cử ở địa phương được thành lập như thế nào? |
Chủ tịch Quốc hội: "Chuẩn bị bầu cử phải thực hiện khoa học, thuận tiện cho cử tri" Sáng 13/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại xã Kiến Thiết và huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng. |