Lạng Sơn đẩy mạnh chính sách mở rộng cụm công nghiệp thu hút đầu tư
Bình Dương thu hút vốn đầu tư FDI gần 2,5 tỷ USD, dẫn đầu cả nước Ngày 3/6, UBND tỉnh Bình Dương cho biết tình hình kinh tế - xã hội của Bình Dương trong 5 tháng đầu năm 2022 tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong đó, thu hút đầu tư nước ngoài lũy kế 5 tháng đầu năm đã đạt được gần 2,5 tỷ USD, vươn lên đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). |
Hậu Giang: Sẽ tạo chính sách thông thoáng, thu hút đầu tư có chọn lọc Ngày 24/5, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị giao ban báo chí quý II/2022, đồng thời cung cấp thông tin về Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022. |
Lạng Sơn mở rộng cụm công nghiệp chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế.
Với đặc thù là tỉnh miền núi, biên giới, xuất phát điểm nền kinh tế thấp so với mức bình quân chung của cả nước nên lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ban, ngành luôn trăn trở để làm sao tạo điều kiện thuận lợi nhất nhằm thu hút các nhà đầu tư tìm đến Lạng Sơn.
Từ nhận thức đúng về thực trạng, đặc biệt là những khó khăn do địa hình, thiên nhiên mang lại, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm bao gồm: Tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; có cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
|
Đây làm một chủ trương đúng đắn, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi diện mạo các huyện của tỉnh, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Để Nghị quyết đi vào thực tế, thời gian qua, UBND tỉnh Lạng Sơn đặc biệt quan tâm, chú trọng hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, ngày 02/4/2021, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch số 77/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 06/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông, đô thị, khu, cụm công nghiệp, đề ra mục tiêu đến năm 2025: “Hoàn thành hạ tầng kỹ thuật, từng bước đưa vào hoạt động ít nhất 01 Khu công nghiệp và 3 - 4 cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh”. Thực hiện Kế hoạch số 77/KH-UBND, trong giai đoạn 2021-2025, việc quy hoạch và triển khai thực hiện hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Hữu Lũng đang được tỉnh hết sức quan tâm và ưu tiên bố trí ngân sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào, khu tái định cư và các hạng mục khác được phép đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Ngoài Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Hữu Lũng, tại các địa bàn còn lại có địa hình, địa chất phức tạp, dân cư sinh sống đan xen, chỉ phù hợp cho phát triển CCN. Tuy nhiên do còn thiếu những cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư, nên chưa thực sự hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư đầu tư phát triển CCN có quy mô đủ lớn tại địa bàn các huyện, do đó việc phát triển cụm công nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Chính sách thu hút nhà đầu tư từ các cụm công nghiệp
Tỉnh Lạng Sơn xác định để khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp theo chủ trương của tỉnh, cần hỗ trợ một phần kinh phí khi nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp. Theo phương án phát triển CCN do Sở Công thương đề xuất, giai đoạn 2021-2030 sẽ phát triển 33 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 1.640ha, diện tích trung bình gần 50ha/CCN và mức đầu tư trung bình một cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 462,5 tỷ đồng. Đối với các CCN được thành lập theo quy định ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, cân nhắc khả năng cân đối ngân sách địa phương, tỉnh Lạng Sơn có kế hoạch hỗ trợ 300 triệu đồng/ha, tổng mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng/CCN.
Chính sách hỗ trợ này áp dụng với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật CCN được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư và đã đi vào hoạt động.
Dù chính sách hỗ trợ này sẽ làm tăng chi ngân sách, một năm khoảng 20 tỷ đồng; tăng chi phí, thời gian giải quyết công việc hỗ trợ của cơ quan nhà nước, song điểm tích cực là chính sách sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết một phần khó khăn về vốn đầu tư; giảm chi phí đầu tư khi thực hiện các dự án đầu tư vào lĩnh vực đầu tư hạ tầng CCN trên địa bàn tỉnh, nhất là tại địa bàn các huyện chưa có CCN. Đây là một trong những biện pháp thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển CCN trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời chính sách dùng NSNN để khuyến khích phát triển cụm công nghiệp huy động được các nguồn lực đầu tư góp phần phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn, góp phần tạo ra các năng lực sản xuất mới, số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp tăng; bổ sung máy móc, thiết bị công nghệ của một số cơ sở sản xuất, tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận lao động trên địa bàn, đóng góp ngân sách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bên cạnh khai thác những lợi thế, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh là kinh tế cửa khẩu, thương mại, dịch vụ, việc thu hút đầu tư vào phát triển các CCN là một chủ trương đúng, giúp Lạng Sơn có thể bắt nhịp nhanh hơn với tốc độ phát triển chung của cả nước. Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn tiếp tục hoành hành, chủ trương trên càng chứng tỏ tầm nhìn dài hạn của lãnh đạo tỉnh, giúp Lạng Sơn không quá phụ thuộc vào các cửa khẩu, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển ổn định, vững chắc.
Bình Định: nhiều tiềm năng thu hút nhà đầu tư Hàn Quốc Ngày 12/5 tại tọa đàm “Gặp gỡ Bình Định - Hàn Quốc 2022”, đã có nhiều trao đổi, thảo luận về biện pháp và tầm nhìn nhằm tăng cường các hoạt động hợp tác đa dạng giữa địa phương tỉnh Bình Định với phía Hàn Quốc. |
Bất động sản Việt Nam thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Theo Bộ Xây dựng, từ đầu năm 2022 đến nay, Việt Nam vẫn được đánh giá tiếp tục là điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn và tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài và có vị thế tốt để thu hút FDI vào ngành kinh doanh bất động sản. |