Làng lụa Vạn Phúc - từ làng nghề truyền thống đến điểm chụp ảnh "check in" của giới trẻ
Thăm làng Chuông - nơi sản sinh nón lá đẹp nức tiếng Bắc Bộ Làng cổ Đường Lâm - nơi thương nhớ ở lại Ngắm hồn quê cũ khiến ai cũng muốn quay về |
Cổng làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội. (Ảnh: shin_shin_ma) |
Làng lụa Vạn Phúc - biểu tượng văn hóa của đất Hà Đông
Làng lụa Vạn Phúc xưa kia có tên Vạn Bảo, do kị húy nhà Nguyễn nên đã đổi thành Vạn Phúc. Làng lụa Vạn Phúc thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội, đây là làng nghề dệt lụa tơ tằm có lịch sử hơn một nghìn năm và cũng là niềm tự hào, biểu tượng văn hóa của đất Hà Đông nói riêng và thủ đô Hà Nội nói chung.
Bất cứ ai sinh ra ở làng lụa Vạn Phúc đều được nghe về truyền thuyết tổ nghề dệt lụa. Tương truyền, cách đây khoảng hơn 1100 năm, bà A Lã Thị Nương là vợ của Cao Biền, thái thú Giao Chỉ, từng sống ở trang Vạn Bảo. Trong thời gian ở đây, bà đã dạy dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Sau khi mất, bà được phong làm thành hoàng làng.
Một cửa hàng bán lụa tại làng lụa Vạn Phúc. (Ảnh: hi.imngann) |
Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1932), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương.
Từ 1958 đến 1988, sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu; từ 1990 xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, thu ngoại tệ về cho Việt Nam. Năm 2009, làng Vạn Phúc có khoảng 1000 khung dệt, sản xuất nhiều loại lụa cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, trong đó có các loại lụa cao cấp như lụa vân quế hồng diệp và lụa vân lưỡng long song phượng. Năm 2010, để kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, đã thiết kế mẫu lụa Long Vân với hoa văn mang hình tượng lưỡng long chầu Khuê Văn Các được cách điệu trong hình ảnh hoa sen.
Làng Vạn Phúc hiện nay có gần 800 hộ gia đình làm nghề dệt, chiếm gần 60% trên tổng số hộ sinh sống tại đây. Mỗi năm, làng sản xuất khoảng 2,5 đến 3 triệu mét vuông vải, chiếm 63% doanh thu của toàn bộ làng nghề.
Nguyên liệu làm lụa Vạn Phúc chủ yếu là từ tơ tằm vì độ mềm mại, dẻo dai của nó. Để tạo ra những sản phẩm tơ lụa hoàn hảo, họ phải trải qua rất nhiều công đoạn kỳ công như tơ, hồ sợi, dệt, nhuộm, phơi căng… Ngay từ những khâu tơ, người không chỉ quấn sợi vào ống mà họ phải chọn sợi, đẽo sợi để đảm bảo sợi có màu trắng, bóng nhẵn và không bị xù lông.
Tơ lụa Vạn Phúc có nhiều loại mẫu ma đa dạng, khoảng 70 loại the, lụa, gấm, lĩnh với những tên gọi khác nhau như: băng hoa, long phượng, mây bay, tứ quế,… Trong các loại lụa cổ truyền, nổi tiếng nhất có lẽ là lụa Vân, loại lụa này có hoa nổi thì bóng mịn trên mặt lụa, hoa chìm thì chỉ thấy khi ra ánh sáng. Nét đặc biệt của lụa Vân nói riêng và lụa Vạn Phúc nói chung là người mặc sẽ cảm thấy ấm áp hơn vào mùa đông và thoáng mát hơn vào mùa hè.
Những năm gần đây, uy tín của lụa Vạn Phúc bị ảnh hưởng ít nhiều bởi lụa Trung Quốc trà trộn vào nhưng những gia đình làm lụa truyền thống nơi đây vẫn ngày ngày cố gắng tạo ra sản phẩm tốt để khẳng định vị thế của làng lụa nghìn năm tuổi. Đấy là cái khó khăn mà những người làm nghề truyền thống chân chính phải đối mặt và vượt qua.
Đến điểm chụp ảnh lý tưởng của giới trẻ
Nhiều bạn trẻ đến làng lụa Vạn Phúc chụp ảnh "check-in". (Ảnh: imtuyt) |
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, làng lụa Vạn Phúc không biết tự bao giờ đã trở thành điểm du lịch thu hút sự chú ý bởi nét đẹp riêng biệt. Đây không những là nơi du khách đến tham quan, tìm hiểu về một trong những làng lụa lâu đời ở Việt Nam, mà còn là điểm vui chơi, chụp ảnh lý tưởng của những bạn trẻ. Làng lụa Vạn Phúc dần trở thành điểm đến trong danh sách những nơi nhất định phải đi nếu có một ngày ở Hà Nội.
Làng lụa Vạn Phúc đẹp lung linh trong tuần lễ văn hóa du lịch diễn ra vào tháng 11/2018 vừa qua. |
Để chào mừng dịp lễ 30/4 - 1/5, làng lụa Vạn Phúc lại treo những chiếc ô sắc màu cho du khách đến chụp ảnh "check-in". (Ảnh: Minh Daniel) |
Vào những dịp đặc biệt, làng lụa Vạn Phúc được trang hoàng cầu kỳ, đẹp mắt hứa hẹn mang đến cho du khách những bộ ảnh ấn tượng, nhiều sắc màu. Những năm gần đây, bên cạnh các hoạt động bảo tồn và phát triển nghề dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc, các tiết mục văn hoá văn nghệ, múa rối, thì việc tạo diện mạo mới cho làng lụa được cho là yếu tố tạo nên sức hút riêng biệt. Cũng vì thế, hình ảnh làng lụa Vạn Phúc xuất hiện nhiều hơn và không ít bạn trẻ cho rằng được sở hữu một bức ảnh chụp "check - in" tại đây là một điều may mắn.
Xem thêm:
Tục vào nhà mới, cưới hỏi của người dân tộc Nùng Phàn Slình ở Lạng Sơn như thế nào? Người Nùng có một nền văn hóa rất phong phú và đa dạng với một kho tàng các loại thơ ca, nhạc, múa, truyện cổ ... |
“Tịnh Tâm Kim Cổ” ở Huế là gì? Làng nghề truyền thống với các sản phẩm thủ công đặc trưng là một trong những nơi lưu giữ các giá trị đó một cách ... |
Trai làng ở Hà Nội đua sức trong lễ hội kéo co ngồi Mỗi đội kéo co gồm 15 -17 thành viên là nam giới, cởi trần, buộc thắt lưng đỏ và tranh tài bằng sợi dây song. |
Phố đường tàu Hà Nội: Từ dấu lặng tới khúc cong huyền thoại Nằm giữa lòng Hà Nội phồn hoa đô hội, có một không gian sống vô cùng đặc biệt - nơi người dân sống men theo ... |