Lạm phát Trung Quốc hạ nhiệt phát tín hiệu đáng lo về sự phục hồi kinh tế?
Tập đoàn năng lượng lớn nhất Trung Quốc đầu tư mạnh tay vào năng lượng tái tạo
Các doanh nghiệp đang cố gắng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh khi mà chính quyền Bắc Kinh vận động doanh nghiệp hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng không trước năm 2060.
|
Lý do Trung Quốc không ngừng tăng cường dự trữ vàng
Nhu cầu mua vàng của Trung Quốc đã tăng 5 tháng liên tiếp, theo phân tích của ông Krishan Gopaul - chuyên gia cao cấp phụ trách châu Âu, Trung Đông và châu Á tại ETF Investment Strategy.
|
Lạm phát tại Trung Quốc tháng 3/2023 hạ nhiệt đến tháng thứ 2 bất chấp những dấu hiệu kinh tế phục hồi, đây là dấu hiệu cho thấy tâm lý thận trọng của người dân dù quá trình phục hồi kinh tế nội địa đã vững vàng hơn sau khoảng thời gian Trung Quốc phong tỏa 3 năm do các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.
Cơ quan Thống kê Quốc gia (NBS) công bố chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc tháng 3/2023 tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng tính theo năm cao nhất của lạm phát tính từ tháng 9/2021.
Số liệu của tháng 3/2023 tuy nhiên thấp hơn so với mức tăng 1,0% vào tháng 2/2023 và mức 0,9% mà các chuyên gia kinh tế thực hiện khảo sát.
Các số liệu mới nhất như vậy cho thấy việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát COVID-19 tại Trung Quốc đang không tạo ra áp lực giá cả lớn như tại Mỹ và nhiều nền kinh tế phát triển khác.
Một phần nguyên nhân của tình trạng này chính là sự suy giảm trên thị trường lao động, vốn thường gây áp lực lên tăng trưởng giá cả. Thất nghiệp tại Trung Quốc hiện đang ở ngưỡng rất cao, đặc biệt trong nhóm người trẻ tuổi. Ước tính trong nhóm tuổi từ 16 đến 24, có đến 18% người lao động đang thất nghiệp.
Chi tiêu nội địa Trung Quốc như vậy không mang đến sự phục hồi tiêu dùng như mong đợi. Dù rằng số liệu từ các cuộc khảo sát kinh doanh, doanh thu phòng vé và dữ liệu giao thông công cộng cho thấy kinh tế Trung Quốc phục hồi trong quý 1/2023 khi mà người tiêu dùng đổ xô đến các cửa hàng và nhà hàng, dữ liệu cho thấy người tiêu dùng đang thận trọng với chi tiêu vào các hàng hóa đắt tiền ví như ô tô, cùng lúc đó tăng cường giữ tiền mặt.
Chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách Trung Quốc tại Nomura Hồng Kông, ông Ting Lu, khẳng định việc lạm phát tại Trung Quốc chững lại không khỏi cho thấy quá trình phục hồi kinh tế hậu COVID-19 hiện vẫn ở mức thấp.
Số liệu chính thức về tăng trưởng GDP quý 1/2023 tại Trung Quốc dự kiến công bố vào tuần tới. Các chuyên gia kinh tế dự báo GDP quý 1/2023 tại Trung Quốc nhiều khả năng đã tăng trưởng 4% so với cùng kỳ năm trước, theo kết quả khảo sát do WSJ thực hiện. Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng 5% cho cả năm 2023.
Các chuyên gia kinh tế khẳng định rằng “phép thử” thực sự với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ diễn ra trong khoảng thời gian còn lại của năm khi mà gói kích cầu của chính phủ Trung Quốc hết thời gian áp dụng.
Hiện tại, một số động lực tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đang suy yếu đi. Xuất khẩu suy giảm bởi tại phương Tây, lãi suất tăng cao khiến cho nhiều người tiêu dùng và doanh nghiệp “thắt chặt hầu bao”, cùng lúc đó hoạt động xây dựng bất động sản sụp đổ sau khoảng thời gian tăng trưởng ấn tượng và bởi giới chức Trung Quốc nỗ lực hạn chế nợ nần.
Tuy nhiên, trái ngược lại với phương Tây, lạm phát suy yếu đồng nghĩa Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) sẽ có thêm dư địa để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế bằng chính sách tiền tệ dễ dãi.
Chuyên gia kinh tế tại PBOC, ông Zhiwei Zhang, khẳng định khả năng PBOC hạ lãi suất đang tăng lên.
Trong khi sản lượng các nhà máy tại Trung Quốc và chi tiêu tiêu dùng đã tăng trong những tháng gần đây sau khi chính quyền Bắc Kinh ngừng áp dụng chính sách không COVID-19 vào cuối năm ngoái, xuất khẩu yếu và nhiều chỉ báo khác cho thấy quá trình phục hồi không ổn định.
Trong tuần này, số liệu thống kê chính thức cho thấy lợi nhuận tại các doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc với doanh thu hàng năm ít nhất khoảng 20 triệu nhân dân tệ tức 2,9 triệu USD giảm đến 22,9% trong 2 tháng đầu năm 2023. Trong ngày thứ Sáu, chỉ số của ngành sản xuất Trung Quốc cho thấy ngành sản xuất chững lại trong tháng 3/2023 sau khi chạm ngưỡng cao nhất trong nhiều năm vào tháng 2/2023.
Chính phủ Trung Quốc đã triển khai nhiều biện pháp nhằm kích thích kinh tế tăng trưởng. Mới đây, chính phủ Trung Quốc cũng đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP ước tính khoảng 5% trong năm 2023, cao hơn so với con số 3% của năm ngoái vốn là mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Tuần vừa rồi, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã khiến cho thị trường ngạc nhiên bằng cách hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng với các ngân hàng thương mại với hy vọng sẽ kích thích kinh tế tăng trưởng.
Hiện cũng đang có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang đưa ra chính sách mềm mỏng hơn với các doanh nghiệp tư nhân sau hơn 1 năm siết chặt kiểm soát với ngành công nghệ bởi chính quyền cố gắng đảo chiều đà suy giảm của nền kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Trong báo cáo mới công bố gần đây, Citi Research cảnh báo không nên quá lạc quan về triển vọng kinh tế Trung Quốc.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc trong thời kỳ mới
Nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp hai nước tìm kiếm, tận dụng tối đa những cơ hội hợp tác, sáng 31/3 tại Hà Nội, Bộ Công thương Việt Nam và Chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) đã phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời kỳ mới.
|
Doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc giảm 22,9% doanh thu trong 2 tháng đầu năm 2023
Số liệu thống kê chính thức cho thấy, lợi nhuận tại các doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc với doanh thu hàng năm đạt ít nhất khoảng 20 triệu nhân dân tệ tức 2,9 triệu USD giảm đến 22,9% trong 2 tháng đầu năm 2023.
|