Lãi suất cho vay trung bình đã giảm khoảng 2,2% so với cuối năm 2022
Sau hạ lãi suất điều hành, Nhà điều hành tiếp tục bơm ròng hơn 48 nghìn tỷ đồng vào hệ thống
Tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng 48,4 nghìn tỷ đồng thông qua kênh thị trường mở, qua đó tiếp tục hỗ trợ thanh khoản hệ thống.
|
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng lý giải nguyên nhân mặt bằng lãi suất năm 2022 ở mức cao
Theo Thống đốc, việc điều hành lãi suất cần phải được xem xét trong tổng thể điều hành chính sách kinh tế vĩ mô để đảm bảo được đại cục về ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ và đặc biệt là đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng...
|
Trong bản tin thị trường tiền tệ, trái phiếu mới công bố, các chuyên gia phân tích tại SII Research nhận định, thanh khoản trên hệ thống ngân hàng tiếp tục ổn định và hoạt động trên kênh thị trường mở khá trầm lắng.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ phát hành mới tổng cộng 715 tỷ đồng trên kênh mua kỳ hạn, trong đó 11 tỷ ở kỳ hạn 7 ngày và 705 tỷ kỳ hạn 28 ngày ở lãi suất 4,5% nhằm tài trợ cho khoản đáo hạn trên kênh này.
Trong tuần, khối lượng tín phiếu kỳ hạn 91 ngày đáo hạn đạt 24,8 nghìn tỷ đồng và nhờ vậy, NHNN đã bơm ròng gần 25 nghìn tỷ đồng thông qua kênh thị trường mở. Khối lượng lưu hành trên kênh tín phiếu giảm xuống còn 16,9 nghìn tỷ đồng và sẽ đáo hạn hết trong tuần này. Đối với kênh cầm cố, khối lượng đang lưu hành hầu như đi ngang ở 1,4 nghìn tỷ đồng.
Thanh khoản dồi dào giúp mặt bằng lãi suất liên ngân hàng dao động trong biên độ hẹp (3,8-4,0% cho kỳ hạn qua đêm và 4,3-4,7% trong khi đó ổn định ở các kỳ hạn dưới 1 tháng).
Trong phiên họp thường kỳ tháng 5, NHNN cho biết tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 5 chỉ đạt 3,17% so với cuối năm 2022, tương đương mức tăng gần 10% so với cùng kỳ (so với mức 17% vào cuối tháng 5/2022). Trong đó, tăng trưởng chỉ đạt khoảng 35% hạn mức đầu năm đối với các Ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) và 50% đối với Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), cho thấy dư địa cho các NHTM mở rộng tăng trưởng trong nửa cuối năm 2023 còn tương đối nhiều.
Theo các chuyên gia SSI Research, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu do 3 nguyên nhân chính. Đối với doanh nghiệp sản xuất có đầu ra tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn khiến nhu cầu vay vốn giảm, đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa có tình hình tài chính suy yếu dẫn đến chưa đáp ứng yêu cầu vay vốn của ngân hàng và đối với doanh nghiệp bất động sản thì nhu cầu giảm sút do nhiều dự án gặp khó khăn pháp lý.
“Nhìn chung, thông điệp của NHNN vẫn là nỗ lực hạ nhiệt mặt bằng lãi suất thực tế trên thị trường. Theo ước tính của chúng tôi, lãi suất cho vay trung bình (không tính các khoản ưu đãi) hiện tại vào khoảng 12,5%/năm - giảm khoảng 2,2 điểm % so với cuối năm 2022 nhưng vẫn cao hơn khoảng 2 điểm % so với năm 2019”, SSI Research cho biết.
Trên thị trường ngoại hối, tất cả các cặp tỷ giá hầu như đi ngang, và kết tuần tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng dao động quanh vùng VND 23.480 hay tỷ giá niêm yết tại các NHTM và tỷ giá tự do hầu quanh VND 23.500/USD.
Nguồn cung ngoại tệ thường khá tích cực trong nửa đầu năm và nhu cầu nhập khẩu tương đối yếu giúp cho VND có diễn biến khá ổn định trong nửa đầu năm, nhưng áp lực sẽ tăng dần đối với tiền Đồng trong thời gian tới nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn duy trì quan điểm giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài để hạ nhiệt lạm phát.
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà: Nới lỏng điều kiện tín dụng sẽ đẩy khó khăn về phía ngân hàng
Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, nếu ngân hàng hoãn, giãn nợ hoặc nới lỏng điều kiện tín dụng thì khó khăn sẽ chuyển về phía ngân hàng, gây nguy cơ rủi ro mất an toàn hệ thống.
|
Môi trường lãi suất thấp có khiến nhà đầu tư trở lại thị trường chứng khoán?
Mặc dù số tài khoản mở mới về mức đáy trong hơn 3 năm nhưng thanh khoản thị trường lại bất ngờ được cải thiện, với môi trường lãi suất thấp sẽ khuyến khích các nhà đầu tư quay trở lại thị trường chứng khoán.
|