Trang chủ Chính trị - Xã hội Bình luận
10:47 | 12/11/2020 GMT+7
Góp ý dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng XIII:

Kỳ 1: Thời kỳ của những biến động lớn

aa
Tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tạp chí Thời Đại đăng ý kiến góp ý vào các dự thảo văn kiện đại hội của tác giả Trần Minh. Bài viết chia ra 3 kỳ.
Nhân dân góp ý kiến vào Dự thảo các Văn kiện Đại hội XIII bằng hình thức nào? Nhân dân góp ý kiến vào Dự thảo các Văn kiện Đại hội XIII bằng hình thức nào?

Nhân dân thảo luận, góp ý kiến trực tiếp tại hội nghị lấy ý kiến nhân dân, sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức ...

Ngành Ngoại giao trao đổi sâu rộng nhằm góp ý dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Ngành Ngoại giao trao đổi sâu rộng nhằm góp ý dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII

Ngành đối ngoại cần tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong việc củng cố môi trường hoà bình, ổn định, thuận lợi cho ...

Thế giới bước vào thập niên 2020 không chỉ “tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường” như trong các giai đoạn vừa qua mà là đang trải qua những biến động hết sức to lớn với những chuyển đổi sâu sắc mang tầm vóc lịch sử. Không vô cớ mà ngày 24/8/2020 vừa qua, tại cuộc họp với các chuyên gia để chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm tới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhận định rằng thế giới đang trải qua những thay đổi sâu sắc chưa từng thấy trong một thế kỷ và Trung Quốc phải chuẩn bị cho "một thời kỳ biến động hỗn loạn" đã bắt đầu. Và thách thức đang đặt ra chắc chắn không chỉ là đối với riêng Trung Quốc.

Tác nhân trực tiếp thường được đề cập là đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ thì có thể thấy rằng đại dịch này chỉ đẩy nhanh, làm bộc phát và trầm trọng thêm những vấn đề và mâu thuẫn đã và đang tích tụ trên thế giới trong thời gian qua.

Kỳ 1: Thời kỳ của những biến động lớn
Ảnh minh hoạ.

Kinh tế thế giới không chỉ lâm vào thời kỳ suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái 1929-1933 còn đánh dấu sự thất bại của mô hình phát triển theo chủ nghĩa tự do mới (neoliberalism) mà các nước phương Tây ra sức thúc đẩy trên quy mô toàn cầu trong suốt 4 thập kỷ qua. Trên thực tế thì ngay trước đại dịch COVID-19 các nền kinh tế hàng đầu phương Tây như Nhật Bản, Đức đã có biểu hiện suy thoái về kỹ thuật và Mỹ đã được dự báo trước sẽ lâm vào suy thoái trong năm 2020. Vấn đề sản xuất thừa và kinh tế ảo là 2 trong số các nguyên nhân sâu xa từng gây ra cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế 2008-2009 nhưng chưa hề được khắc phục đang tiếp tục gây ra những bất ổn cho kinh tế các nước phương Tây và thế giới.

Bất ổn xã hội nổi lên tại nhiều nước do khoảng cách giàu nghèo doãng cách chưa từng có, tính bấp bênh trong đời sống xã hội lan rộng và lần đầu tiên ngay tại các nước phát triển phương Tây đời sống của thế hệ tiếp theo có xu hướng bị sa sút hơn thế hệ trước.

Môi trường sinh thái bị đe doạ ngày càng nghiêm trọng do hoạt động của con người với các hệ luỵ là tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, đa dạng sinh thái bị huỷ hoại và biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng cực đoan. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, trái đất đứng trước nguy cơ không còn khả năng đáp ứng nhu cầu vật chất của con người theo phương thức sản xuất và tiêu dùng như hiện nay.

Sự bất mãn trước thực trạng bế tắc kéo dài làm gia tăng khủng hoảng niềm tin vào các thiết chế chính trị hiện hữu, làm bùng phát các phong trào phản kháng xã hội, thúc đẩy sự nổi lên chủ nghĩa dân tuý và các xu hướng cực đoan sắc tộc, tôn giáo, thậm chí cả chủ nghĩa phát xít mới tại nhiều nước phương Tây.

Mô hình “tự do” (liberal) về kinh tế và chính trị từng được tung hô là “không thể thay thế” (There is no alternative – TINA) hay là “tận cùng của lịch sử” (End of History) không chỉ đã bộc lộ rõ những khiếm khuyết nghiêm trọng của nó mà còn cho thấy tính không tương thích của nó đối với sự phát triển bền vững của các xã hội và nhân loại hôm nay.

Sự bế tắc về con đường phát triển đã kích hoạt xu thế lấy “kình địch với ngoại quốc là một cách hữu hiệu để phân tán sự chú ý đối với chính trị trong nước” – theo Francis Fukuyama, và do đó “Thay vì hợp tác với nhau vì lợi ích chung, các quốc gia lại có những chính sách vị kỷ, kèn cựa nhau và làm những đối thủ trở thành con dê tế thần về phương diện chính trị cho những thất bại của chính họ”. Đó là nguyên nhân chính của sự nổi lên của các hình thức chủ nghĩa dân tộc vị kỳ, chủ nghĩa cô lập, chủ nghĩa bảo hộ và tư duy “nước tôi trên hết” đang góp phần làm gia tăng các mâu thuẫn quốc tế.

Trật tự thế giới cũng đang trải qua những biến động lớn với việc Mỹ và các nước phương Tây lâm vào khủng hoảng toàn diện, sức mạnh tương đối bị suy yếu trong khi Trung Quốc ngày càng thu hẹp khoảng cách với siêu cường đứng đầu; trung tâm sức mạnh có xu hướng chuyển dịch từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam; cục diện “đơn cực”, “nhất siêu đa cường” đang rạn nứt và có bước chuyển dịch theo xu thế đa cực hoá; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, nhất là cạnh tranh Mỹ - Trung, diễn biến ngày càng quyết liệt.

Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung về bản chất là cạnh tranh về vai trò bá chủ toàn cầu và đang diễn ra ngày càng quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực thương mại, tài chính, tiền tệ, khoa học công nghệ, internet và viễn thông, thông tin, ý thức hệ, kiểm soát tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các loại vũ khí chiến lược mới, về ảnh hưởng địa – chính trị và vai trò chi phối tại các tổ chức, thiết chế quốc tế.

Trong quan hệ Mỹ - Trung, cạnh tranh chiến lược là tổng thể, toàn diện và lâu dài với các biện pháp đối đầu đan xen với hợp tác trên từng lĩnh vực, vấn đề và vào từng thời điểm cụ thể; kinh tế và công nghệ là mặt trận chính; ý thức hệ là công cụ bổ trợ; chủ nghĩa dân tộc là nhân tố động lực chính; địa bàn chủ yếu là Ấn Độ - Thái Bình Dương với tâm điểm là Đông Á và nhất là Biển Đông. Nhìn chung, so sánh sức mạnh giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ tiếp tục thu hẹp hơn, ít nhất là trong ngắn hạn nhưng vẫn còn là ẩn số về dài hạn.

Hệ thống quốc tế được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đang bị suy yếu và bộc lộ không ít bất cập. Tiến trình toàn cầu hoá dựa trên “đồng thuận Oa-sin-tơn” do phương Tây dẫn dắt từ những năm 80 nay đã bị chững lại do các chính sách bảo hộ và chiến tranh thương mại, đang bị phân mảnh thành các hình thức tập hợp, liên kết đa dạng giữa các nhóm nước với nhau, trong đó các nước lớn tìm cách thúc đẩy các biện pháp liên kết, tập hợp lực lượng với các quy định, chuẩn mực và nền tảng công nghệ khác nhau.

Hệ thống tiền tệ quốc tế có những biến động mới do sự nổi lên của đồng Nhân dân tệ, đồng Euro và sự suy yếu tương đối của đồng USD cùng với xu thế đa dạng hoá phương thức, công cụ thanh toán và sự ra đời của các loại tiền kỹ thuật số. Các chuỗi giá trị và cung ứng toàn cầu sẽ được sắp xếp lại theo hướng phân tách, khu vực hoá và nội địa hoá cao hơn. Hệ thống thương mại quốc tế sẽ tiếp tục có nhiều biến động phức tạp do cạnh tranh thương mại và bảo hộ sẽ gia tăng. Cạnh tranh giành độc quyền về tri thức, về các công nghệ nền tảng, về tiếp cận các nguồn tài nguyên chiến lược, về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ diễn ra ngày càng quyết liệt.

Để giảm thiểu các tác động tiêu cực của khủng hoảng, suy thoái và làm dịu bớt làm sóng phản kháng xã hội, chính phủ các nước phương Tây có thể sẽ có một số điều chỉnh chính sách nhất định nhưng về tổng thể, chủ nghĩa tự do mới vẫn chưa thể bị thay thế do các thế lực cánh hữu và giới tư bản tài chính vẫn tiếp tục chi phối đời sống chính trị tại các nước này (ít nhất là trong ngắn hạn). Vì vậy, những biến động bất ổn về kinh tế, xã hội và chính trị vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. tại các nước này và tác động phức tạp đến toàn thế giới trong thời gian tới.

Hoà bình, an ninh thế giới đứng trước những thách thức mới. Chiến tranh thế giới và chiến tranh tổng lực giữa các quốc gia ít có khả năng xảy ra nhưng cạnh tranh chiến lược, đối đầu và nguy cơ xung đột giữa các quốc gia có xu hướng gia tăng trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc ngày càng nổi lên, chạy đua vũ trang có bước leo thang mới tại nhiều khu vực, các hành động đơn phương sử dụng sức mạnh, bất chấp luật pháp quốc tế của các cường quốc ngày càng có xu hướng gia tăng. Các hình thức chiến tranh phức hợp, chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao, chiến tranh mạng, chiến tranh thông tin,…sẽ được chú trọng phát triển và áp dụng. Các thách thức an ninh phi truyền thống sẽ tiếp tục nổi lên ngày càng gay gắt.

Bên cạnh vai trò của các nhà nước, thì các nhân tố phi nhà nước sẽ có vai trò tác động và ảnh hưởng ngày càng lớn đối với an ninh và phát triển của thế giới trong thế kỷ 21.

Sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh việc mở ra những cơ hội mới thì đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới, trong đó có nguy cơ gạt ra bên lề một lực lượng lớn lao động và làm gia tăng khoảng cách phân hoá trong các xã hội và giữa các quốc gia, đồng thời cũng đặt ra những bài toán mới về phương thức tổ chức và quản lý đời sống xã hội trên quy mô toàn cầu.

Trong các biến động lớn đang diễn ra thì cuộc khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã hội, trật tự quốc tế có mức độ nghiêm trọng tương đương với thời kỳ giữa Đại Suy thoái 1929 – 1933 và Chiến tranh thế giới Thứ Hai, còn cuộc khủng hoảng về môi trường sinh thái và những vấn đề do cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra là chưa từng có trong lịch sử tồn tại của nhân loại. Đặc biệt, nhân loại đang đứng trước những thách thức đối với sự tồn vong của toàn thể nhân loại đang nổi lên ngày càng gay gắt gồm vũ khí hạt nhân và biến đổi khí hậu.

Các mâu thuẫn chính đang nổi lên trong thế giới hiện nay gồm:

- Mâu thuẫn giữa phương thức sản xuất, tiêu dùng vật chất và sinh hoạt của con người hiện nay với khả năng đáp ứng và chịu đựng của môi trường tự nhiên. Đây là vấn đề về phương thức phát triển kinh tế của nhân loại hôm nay trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

- Mâu thuẫn giữa mức độ xã hội hoá cao độ về đời sống sản xuất, tiêu dùng, văn hoá, thông tin của nhân loại với việc tích tụ, tập trung của cải và độc quyền các công cụ quyền lực chủ yếu (tài chính, công nghệ, thông tin,…) vào tay một thiểu số cá nhân, tập đoàn và quốc gia; giữa nhu cầu và mục tiêu phát triển công bằng, bình đẳng với khoảng cách giàu nghèo và phân hoá xã hội ngày càng gia tăng. Đây là vấn đề về quan hệ sản xuất thời hiện đại.

- Mâu thuẫn giữa các quyền tự do và lợi ích cá nhân với lợi ích chung của cộng đồng và xã hội, giữa giá trị vật chất với giá trị văn hoá, đạo đức, giữa giá trị trao đổi với giá trị sử dụng, giữa các giá trị ảo với giá trị đích thực. Đây là vấn đề hệ giá trị trong thời đại hiện nay.

- Mâu thuẫn giữa nhu cầu giữa nhu cầu dân chủ ngày càng tăng của nhân dân các nước với các thể chế chính trị hiện hữu trên thực tế luôn chịu sự chi phối, thao túng của các tập đoàn và phục vụ cho lợi ích của tầng lớp giàu có. Đây là vấn đề mô hình chính trị.

- Mâu thuẫn giữa nhu cầu về một thế giới đoàn kết, thống nhất, tăng cường hợp tác giữa các quốc gia để đối phó với các vấn đề toàn cầu và thách thức chung đang ngày càng gia tăng với các chính sách và hành động đơn phương, bất chấp luật pháp quốc tế của một số nước lớn, sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và sự chi phối tuỳ tiện của các chủ thể xuyên quốc gia, sự suy yếu, bất cập của hệ thống các thiết chế quốc tế hiện hữu. Đây là vấn đề quan hệ và trật tự quốc tế.

Các mâu thuẫn nêu trên chỉ có thể được giải quyết khi các lực lượng tiến bộ, nhân văn thực sự lớn mạnh và có vai trò chi phối trong các xã hội. Nhưng tình hình thực tế hiện nay đang cho thấy một bức tranh hoàn toàn trái ngược: các lực lượng cánh tả tuy có bước phát triển nhất định nhưng vẫn còn không ít hạn chế, lúng túng trong khi các thế lực cánh hữu đang tiếp tục áp đảo và ngày càng có xu hướng cực đoan hơn. Do đó, tình hình thế giới trong thời gian tới sẽ tiếp tục có những biến động phức tạp với tính bất ổn, bất định có xu hướng gia tăng.

Đón đọc kỳ tiếp: Châu Á – Thái Bình Dương: tâm điểm bất ổn mới

Cộng đồng Việt Nam tại Lào góp ý Dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII Cộng đồng Việt Nam tại Lào góp ý Dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII

Ngày 11/11, Hội nghị công bố và lấy ý kiến đóng góp của kiều bào và cộng đồng người Việt Nam ở Lào vào Dự ...

Giới trẻ chủ động góp ý dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng Giới trẻ chủ động góp ý dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng

Chiều 26/10 tại Hà Nội, Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý của cán bộ chủ ...

Trần Minh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Giới chuyên gia Australia lạc quan về kỷ nguyên mới trong quan hệ với Việt Nam

Giới chuyên gia Australia lạc quan về kỷ nguyên mới trong quan hệ với Việt Nam

Với nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện cho thấy hai nước tôn trọng thể chế chính trị của nhau; lợi ích kinh tế đã đưa hai nước xích lại gần nhau vì một lợi ích chiến lược lớn hơn.
ASEAN - Australia tạo dựng mối quan hệ hữu nghị, hướng tới tương lai

ASEAN - Australia tạo dựng mối quan hệ hữu nghị, hướng tới tương lai

Từ ngày 4-6/3/2024 sẽ diễn ra Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Australia tại thành phố Melbourne (Australia) để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ đối thoại song phương. Hội nghị cấp cao đặc biệt này sẽ làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ vốn đã rất vững mạnh giữa ASEAN và Australia.
Chuyên gia Cuba: Uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam nằm ở tinh thần phê và tự phê

Chuyên gia Cuba: Uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam nằm ở tinh thần phê và tự phê

Uy tín và sức mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam nằm ở tinh thần Cách mạng, tinh thần phê và tự phê của từng đảng viên. Đây là nhận định của tiến sĩ Ruvislei González Sáez, một trong những chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh.
Đảng Cộng sản Việt Nam có sức hội tụ lớn nhất mọi sức mạnh của nhân dân

Đảng Cộng sản Việt Nam có sức hội tụ lớn nhất mọi sức mạnh của nhân dân

Ngày 3/2, nhân dịp 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tập đoàn truyền thông Uruguay Grupo Multimedio đã đăng chùm 3 bài viết trên báo in và báo điện tử ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đọc nhiều

Lễ hội tiễn mùa đông của người Nga tại Hà Nội

Lễ hội tiễn mùa đông của người Nga tại Hà Nội

Mỗi năm, vào dịp cuối tháng hai, đầu tháng ba, Lễ hội Tiễn mùa đông (Maslenitsa) lại được tổ chức trên khắp mọi miền nước Nga Trong dịp này, người dân Nga rộn ràng tiễn ...
Ngân hàng tăng giá USD, giá vàng nhẫn giảm mạnh

Ngân hàng tăng giá USD, giá vàng nhẫn giảm mạnh

Tỷ giá USD/VND được các ngân hàng điều chỉnh tăng khá mạnh từ 20 đến 39 đồng.
Mèo Vạc: Xóa đói giảm nghèo, bảo tồn văn hóa bản địa nhờ phát triển du lịch cộng đồng

Mèo Vạc: Xóa đói giảm nghèo, bảo tồn văn hóa bản địa nhờ phát triển du lịch cộng đồng

Những nếp nhà cột kèo gỗ, bố cục ba gian hai chái cùng mái lợp ngói âm dương hai tầng, xung quanh là hàng rào bằng đá kiên cố... gây ấn tượng với du khách ...
Việt Nam - Ấn Độ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực báo chí

Việt Nam - Ấn Độ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực báo chí

Ngày 18-30/3, Viện Phát triển nguồn nhân lực Dr Marri Channa Reddy (bang Telangana, Ấn Độ) triển khai chương trình đào tạo dành riêng cho phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo ...
Gần 5.000 học sinh tỉnh Tây Ninh được cung cấp thông tin về biển, đảo

Gần 5.000 học sinh tỉnh Tây Ninh được cung cấp thông tin về biển, đảo

Ngày 18/3, tại tỉnh Tây Ninh, Trường Cao đẳng kỹ thuật (CĐKT) Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Tây Ninh tổ chức thông tin tuyên truyền biển, đảo và thu hút nguồn nhân lực cho Quân chủng Hải quân tại 4 trường THPT trên địa bàn.
Lan tỏa những vũ điệu gắn kết tình đồng đội

Lan tỏa những vũ điệu gắn kết tình đồng đội

Ngày 18/3, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Vùng 5 Hải quân đã tổ chức khai mạc tập huấn 5 vũ điệu trong sinh hoạt tập thể cho bộ đội năm 2024.
Vùng 3 Hải quân ghi nhận đóng góp của các cơ quan báo chí trong phối hợp tuyên truyền biển đảo

Vùng 3 Hải quân ghi nhận đóng góp của các cơ quan báo chí trong phối hợp tuyên truyền biển đảo

Ngày 15/3, phát biểu tại Hội nghị gặp mặt báo chí đầu Xuân Giáp Thìn 2024, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Tiến, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng 3 Hải quân cho biết “những kết quả trên các mặt công tác Vùng đạt được trong năm 2023 đều có sự đồng hành, hỗ trợ, ủng hộ quan trọng của cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài quân đội”.
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
vung 3 hai quan thuc hien cuu nan tau ca tai quang ngai
hoc sinh mai chau hoa binh no luc ngan chan khung hoang khi hau
lan toa tinh yeu am nhac dan toc viet nam nhat ban
Xin chờ trong giây lát...
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Đối ngoại nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Clip học sinh Vương quốc Anh học chúc Tết Việt
Màn đẩy gậy kịch tích của Khách Tây với chàng trai H'Mông
45 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc:
Người bạn Mỹ và khúc hát vì hòa bình cho Việt Nam
Mãn nhãn với màn 3D mapping tại Lễ hội Hai Bà Trưng
Kiều bào Thái Lan đoàn kết, hướng về Đảng, về quê hương
Du khách nước ngoài trải nghiệm Thiền Tịnh Xuân tại chùa Tam Bảo Đà Nẵng
Giữ gìn văn hóa lễ chùa, xin lộc đầu năm của người Việt
Lưu học sinh Campuchia dọn nhà đón Tết Việt
Phiên bản di động