Khủng hoảng việc làm nghiêm trọng do dịch Covid-19
Xúc động câu chuyện đằng sau bức ảnh của người làm công việc nguy hiểm nhất dịch Covid-19 Bức ảnh cho thấy hai vợ chồng y tá người Mỹ thể hiện hành động yêu thương qua tấm kính bảo hộ. Họ đang làm ... |
Bộ Công an triệu tập một số cán bộ CDC Hà Nội làm rõ việc mua sắm máy xét nghiệm phòng chống Covid-19 Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã triệu tập một số cán bộ của Trung tâm kiểm soát ... |
3,3 tỷ người lao động toàn cầu bị ảnh hưởng
Ngày 21/4, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm và ngành sản xuất trên toàn thế giới, đặc biệt là đối với ngành du lịch và sản xuất ôtô.
Trong cuộc họp báo tại Geneva, Giám đốc Cục các hoạt động ngành nghề của ILO, bà Alette van Leur cho rằng vấn đề việc làm đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng toàn cầu tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.
Cuộc khủng hoảng do Covid-19 có thể sẽ làm suy yếu thêm vị thế của phụ nữ trên thị trường lao động. |
Theo dự báo, dịch bệnh này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế thế giới trong một thời gian dài. ILO nhấn mạnh cuộc khủng hoảng do Covid-19 đang tác động nặng nề đối với cả người lao động và người sử dụng lao động, gây hậu quả lớn đối với cả ngành sản xuất lẫn việc làm trong tất cả các lĩnh vực.
ILO cũng khuyến cáo đối với việc dỡ bỏ các biện pháp cách ly hiện nay, theo đó người lao động chỉ nên quay lại làm việc khi đảm bảo được các điều kiện cần thiết để có thể ngăn chặn dịch bệnh tái diễn.
Theo ILO, sự gia tăng thất nghiệp toàn cầu trong năm 2020 sẽ phụ thuộc đáng kể vào sự phát triển trong tương lai và các biện pháp chính sách ứng phó. Rất có nguy cơ con số cuối năm sẽ cao hơn đáng kể so với dự kiến ban đầu của ILO là thế giới có thể mất 25 triệu việc làm do Covid-19.
81% trong lực lượng lao động toàn cầu là 3,3 tỷ người hiện bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa toàn bộ hoặc một phần nơi làm việc.
Bản báo cáo nhanh mới được ILO công bố tuần trước cho thấy số giờ làm việc trên thế giới sẽ giảm 6,7% trong quý II năm nay, tương đương 195 triệu người lao động làm việc toàn thời gian.
Cần chính sách khuyến khích nền kinh tế
TS Chang-Hee Lee, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam nói:" Cũng đã có một số dự báo được đưa ra dựa trên kết quả khảo sát, chẳng hạn như Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo sẽ có 2 triệu việc làm có nguy cơ bị ảnh hưởng và khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết 50% các doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ có thể tồn tại được tối đa 6 tháng nếu tình hình khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID-19 gây nên không được cải thiện. Nhưng hãy đợi đến khi kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê được công bố để có một bức tranh chính xác về hoạt động của doanh nghiệp và tình trạng mất việc làm".
TS Chang-Hee Lee, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam. |
Ở Việt Nam, những lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống, sản xuất, thương mại bán buôn và bán lẻ, bất động sản và các hoạt động kinh doanh, vận tải và giải trí hiện đang sử dụng hơn 22,1 triệu lao động, tức 40,8% tổng số việc làm của Việt Nam. Người lao động đang làm việc trong những lĩnh vực có rủi ro cao, đang phải đối diện với những thách thức vô cùng lớn để duy trì sự sống còn của doanh nghiệp và duy trì lực lượng lao động.
Điều này cũng đem lại hàm ý chính sách rất quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và người lao động tại Việt Nam. Đây là những lĩnh vực thâm dụng lao động và thường tuyển dụng người lao động được trả lương thấp và trình độ kỹ năng thấp. Đây cũng là những lĩnh vực mà phụ nữ chiếm phần đông. Điều đó có nghĩa rằng khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây nên ảnh hưởng nặng nề hơn đối với người lao động dễ bị tổn thương và lao động nữ. Bốn lĩnh vực được xác định có nguy cơ bị tác động nặng nề nhất theo Báo cáo nhanh của ILO hiện sử dụng 44,1% số lao động nữ của Việt Nam (trong khi đó chỉ có 30,4% lao động nam đang làm trong các ngành nêu trên). Vì vậy, khi Chính phủ thiết kế các gói hỗ trợ cần phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề này. Điểm đáng quan ngại là diễn biến tiếp theo của cuộc khủng hoảng này có thể sẽ làm suy yếu thêm vị thế của phụ nữ trên thị trường lao động.
TS Chang-Hee Lee nhấn mạnh: Tôi đánh giá cao việc Việt Nam đã bắt đầu đưa ra và triển khai các gói chính sách kích thích nề kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, việc làm và thu nhập. Chắc chắn có thể có những lĩnh vực có thể làm tốt hơn. Nhưng tôi tin rằng gói hỗ trợ thông qua Nghị quyết mới của Chính phủ nhìn chung phù hợp với những khuyến nghị ILO đã đưa ra ở cấp độ toàn cầu đối với các phản ứng chính sách trên diện rộng và đồng bộ để đối phó với COVID-19 bao gồm: 1) kích thích nền kinh tế và việc làm, 2) hỗ trợ doanh nghiệp, việc làm và thu nhập, và 3) bảo vệ người lao động tại nơi làm việc. Khung chính sách đó sẽ giúp tăng cường khả năng hồi phục hậu COVID-19 bằng việc giảm thiểu những tác động tiêu cực lên con người cũng như tiềm năng phát triển kinh tế của tương lai.
"Về phương diện sức khỏe cộng đồng, Việt Nam đã thể hiện là một trong những nước đi đầu trên thế giới. Đã đến lúc chứng tỏ rằng Việt Nam cũng xuất sắc như vậy trong giải quyết các thách thức về kinh tế, xã hội, và thị trường lao động. Tôi có niềm tin lớn rằng Việt Nam sẽ làm được. Cộng đồng quốc tế, trong đó có ILO và các tổ chức Liên Hợp Quốc, luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn!, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam hy vọng.
Báo UAE, Ma-rốc đánh giá cao Việt Nam trong việc kiềm chế thành công đại dịch COVID-19 Báo chí UAE và Ma-rốc vừa có những bài viết khen ngợi Việt Nam đã bước đầu thành công trong việc kiềm chế dịch COVID-19 ... |
Từ 20/5, hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cần nhiều điều kiện mới Theo Nghị định 38/2020/NĐ-CP, các doanh nghiệp có đủ điều kiện vốn pháp định tối thiểu là 5 tỷ đồng, ký quỹ 1 tỷ Việt Nam ... |
Những việc tốt nên làm tại nhà vào Tết Thanh minh khi không thể đi tảo mộ vì dịch Covid-19 Do tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, người dân không nên đi tảo mộ Tết Thanh minh. Ở nhà, các gia đình ... |