Khảo sát tình hình thực hiện công tác tôn giáo tại Gia Lai
Dịch COVID-19, các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam chuyển sang hình thức trực tuyến Do tình hình lây lan dịch COVID-19 còn phức tạp, các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam dần chuyển sang hình thức trực tuyến. |
Tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam luôn được đảm bảo Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo với 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân. |
Theo Báo Gia Lai, tại buổi làm việc, đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã báo cáo với đoàn công tác về kết quả thực hiện Kết luận số 02/KL-ĐCT, ngày 29/12/2015 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam trong công tác tôn giáo.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Báo Gia Lai |
Trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có 5 tôn giáo được Nhà nước công nhận là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài và đạo Baha’i với hơn 381.000 tín đồ, chiếm khoảng 25% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các tôn giáo chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động.
Phối hợp với ngành chức năng tổ chức cho chức sắc, tu sĩ và tín đồ quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về tôn giáo, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản pháp luật liên quan. Đồng thời, vận động đồng bào các tôn giáo chấp hành sinh hoạt tôn giáo đúng quy định pháp luật, thực hiện sống “tốt đời-đẹp đạo”.
Vào dịp Tết Nguyên đán và lễ trọng của các tôn giáo, MTTQ cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh tổ chức thăm, tặng quà và gặp mặt thân mật các chức sắc, tu sĩ, đồng bào tôn giáo tiêu biểu. Qua đó, ghi nhận và biểu dương những thành quả của đồng bào các tôn giáo trong hoạt động từ thiện xã hội và tương thân tương ái, đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, góp phần vào sự phát triển chung của địa phương.
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực đề nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai tiếp tục quán triệt và tăng cường các giải pháp chỉ đạo MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh thực hiện hiệu quả Kết luận số 02/KL-ĐCT, ngày 29/12/2015 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam trong công tác tôn giáo.
Tiếp tục phát huy vai trò người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào các tôn giáo, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đấu tranh phòng-chống âm mưu lợi dụng tôn giáo, giữ vững an ninh trật tự, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh. Quan tâm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo của MTTQ các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trước đó, chiều 26/8, đoàn công tác do ông Ngô Sách Thực-Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam dẫn đầu cũng đã đến thăm một số tổ chức tôn giáo của tỉnh đứng chân trên địa bàn TP. Pleiku.
Đoàn công tác của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thăm Giáo xứ Thánh Tâm và Linh mục Trưởng Giáo hạt Pleiku Đinh Quang Vinh. Ảnh: Báo Gia Lai. |
Theo đó, đoàn đã đến thăm Văn phòng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh; Ban đại diện Tin lành tỉnh Gia Lai (Hội Thánh Tin lành Việt Nam-Miền Nam); Nhà thờ Giáo xứ Thánh Tâm và có cuộc gặp gỡ, trao đổi với các vị chức sắc các cơ sở tôn giáo.
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực biểu dương sự đóng góp của đồng bào các tôn giáo đối với các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động từ thiện và xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế-xã hội. Đặc biệt, trong năm nay, đồng bào tôn giáo đã chấp hành tốt các quy định của Chính phủ và địa phương trong công tác phòng-chống dịch bệnh COVID-19.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng lưu ý chức sắc các tôn giáo tỉnh Gia Lai tiếp tục hướng dẫn toàn thể tu sĩ và tín đồ chấp hành tốt các quy định pháp luật trong hoạt động tôn giáo.
Đồng thời, phát huy những giá trị tốt đẹp về đạo đức và văn hóa của các tôn giáo, sống tốt đời-đẹp đạo; tăng cường các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội; tham gia các hoạt động giáo dục, dạy nghề, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh và đất nước.
Đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Đây cũng là lĩnh vực ... |
100 chức sắc, chức việc tôn giáo tham gia tập huấn về biến đổi khí hậu tại tỉnh Bến Tre Từ ngày 17/6-18/6, tại tỉnh Bến Tre, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ban Tôn giáo, Ủy ban ... |