Khám phá ngôi chùa mang nét kiến trúc Á - Âu ở Tiền Giang
Khám phá kiến trúc độc đáo của Pháp viện Minh Đăng Quang Là một quần thể kiến trúc Phật giáo đặc trưng hệ phái Khất sĩ miền Nam Bộ, Pháp viện Minh Đăng Quang nổi bật giữa lòng Sài Gòn với 4 bảo tháp cao ở xung quanh và ở giữa là khu chánh điện. Pháp viện là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm một chốn thanh tịnh, an yên trong tâm hồn. |
Khám phá ngôi chùa không tường, không mái độc lạ ở Sài Gòn Chùa Kỳ Quang 2 (quận Gò Vấp) nổi tiếng bởi lối kiến trúc độc đáo: không mái, không trần, không cửa, không tường và cột. Ngoài ra, ngôi chùa có màu vàng đặc trưng và khuôn viên bày biện nhiều pho tượng Phật với kích thước lớn. Ở phía 4 góc chùa còn có thác nước từ trên đổ xuống vô cùng bắt mắt tạo nên một kỳ quan vô cùng sinh động cho ngôi chùa. |
(Nguồn video: Youtube - Flycam4K)
Chùa Vĩnh Tràng có một lịch sử xây dựng nhiều thăng trầm và trải qua nhiều đời thay đổi, tôn tạo. Về lịch sử hình thành, được biết chùa do ông bà Tri huyện Bùi Công Đạt xây dựng thời Minh Mạng, đầu thế kỷ 19. Ban đầu chùa chỉ là một thảo am để làm nơi tu tập những ngày về hưu của ông bà Tri huyện.
Năm 1894, hòa thượng Thích Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) được mời về trụ trì. Về sau ông đã tổ chức xây dựng lại ngôi chùa tự mình gánh đất đắp nền với nhiều sự giúp đỡ của các đạo hữu. Cuối cùng nơi đây đã thành ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Trường, dân gian thường gọi là chùa Vĩnh Tràng. Trải qua nhiều đời truyền thừa, chùa Vĩnh Tràng ngày càng rộng lớn, uy nghiêm, làm nơi để những người theo đạo Phật hoặc bà con gần xa đến hành hương.
Chùa Vĩnh Tràng nhìn từ trên cao (Ảnh sưu tầm). |
Chùa gây ấn tượng với du khách gần xa đầu tiên là bởi quy mô bề thế và kiến trúc cùng lối trang trí tinh xảo của nó. Chùa có diện tích khoảng 2 hecta gồm nhiều khu vực như Phật đài A di đà, chánh điện chính, đài quân âm, vườn tháp, phòng phát hành kinh sách,…
Phía trước chùa Vĩnh Tràng có hai cổng tam quan kiểu võ quy mô và tráng lệ, được xây vào năm 1933 theo lối kiến trúc cổ lầu. Điểm đặc biệt của cổng tam quan này là ở nghệ thuật ghép những mảnh sành sứ có để minh họa cho lịch sử nhà Phật với đủ hình dáng của long, lân, quy, phượng, ngư, tiều, canh, mục,… vô cùng ấn tượng và đặc sắc.
Chùa Vĩnh Tràng được xây dựng theo lối kiến trúc tổng hợp, giao thoa giữa nền kiến trúc Á – Âu như kiến trúc Pháp, La Mã, Thái, Miên và Chàm. Những cây cột trụ và dọc hành lang phía bên tay trái chùa sẽ cho bạn cảm giác và khung cảnh như đang ở một hành lang ở Châu Âu.
Chánh điện (Ảnh sưu tầm). |
Riêng tại phần trước bên ngoài chánh điện, du khách sẽ thấy có những hoa văn theo kiểu thời Phục Hưng hay vòm cửa theo kiểu La Mã. Đây là bông sắt của Pháp, kia là gạch men của Nhật Bản. Bạn cũng sẽ thấy những nét quen thuộc là chữ Hán viết theo lối chữ triện cổ kính, chữ quốc ngữ viết theo lối chữ Gô-tích.
Tất cả những hoa văn kiến trúc này kết hợp với nhau 1 cách hài hòa, tạo nên một tác phẩm tuyệt đẹp. Do những nét Phương Tây hòa lẫn với phương Đông như vậy nên cho đến nay, ngôi chùa tuy đã có nhiều năm tuổi nhưng vẫn có nét hiện đại xen lẫn cổ kính. Điều này tạo nên một sự hấp dẫn đặc biệt của riêng nó mà không ngôi chùa nào ở miền Tây bước qua.
Các tượng Phật quý trong chánh điện (Ảnh: Thuy Dao Nguyen). |
Tuy nhiên, kiểu kiến trúc điêu khắc cốt lõi vẫn mang đậm truyền thống của người Việt. Được xây dựng theo hình dáng chữ Quốc của Hán tự, gồm 4 gian nối tiếp nhau là Tiền đường, Chánh điện, nhà Tổ và nhà Hậu.
Các gian nhà đều được làm bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao và xung quanh xây tường vững chắc. Bên trong chùa có nhiều bao lam, hoành phi và câu đối cẩn bằng miếng chai nổi mầu sắc óng ánh trông rất đẹp. Các bao lam được chạm trổ công phu, tinh tế, điển hình là bộ bao lam Bát tiên kỵ thú đặt ở gian giữa.
Du lịch Tiền Giang, đến chùa Vĩnh Tràng hành hương, bạn có dịp chiêm ngưỡng hơn 60 bức tượng Phật quý, được làm từ gỗ, đồng hoặc đất nung, đều được thếp vàng óng ánh, trong đó nổi bật nhất là bộ tượng 18 vị La Hán nằm hai bên tường chánh điện được tạc bằng gỗ mít vào đầu thế kỷ 20.
Dưới đây là 3 pho tượng khổng lồ tại chùa:
Tượng Phật Di Lặc
Pho tượng có chiều dài 27m, chiều rộng 18m, cao 20m và nặng khoảng 250.000kg bằng chất liệu bê tông, cốt thép. Bên trong tượng phật còn được tận dụng để thiết kế cơ quan làm việc của Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh Tiền Giang. Gồm có giảng đường và nơi nghỉ phục vụ cho 200 người.
Tượng Phật Di Lặc (Ảnh sưu tầm). |
Tượng Phật A Di Đà
Nổi bật giữa hoa viên chùa là pho tượng Phật A Di Đà được khánh thành vào ngày 14/1/2008. Tượng đứng có chiều cao tính từ chân đến đỉnh cao 18m, bệ cao 7m, nặng 150 tấn với ngụ ý Phật đang đứng trông nom chúng sinh các cõi và được xem là biểu tượng của ngôi chùa hiện nay.
Tượng Phật A Di Đà được xem là biểu tượng của ngôi chùa hiện nay. (Ảnh sưu tầm). |
Tượng Phật Thích Ca nằm
Nơi đây còn 1 tượng Phật Thích Ca tư thế nằm hay bị hiểu lầm là Phật A Di Đà. Thật ra hai vị Phật này khác nhau hoàn toàn. Tượng Phật Thích Ca này được hoàn thành vào ngày 15/02/2013 với đế dài 35m; đế cao 7m, ngang 18m. Đức Phật được xây dựng có chiều dài 32m, cao 10m, nặng 250 tấn bằng chất liệu bê tông, cốt thép.
Tượng Phật Thích Ca nằm (Ảnh sưu tầm). |
Bên cạnh những tượng Phật khổng lồ, uy nghiêm, chùa Vĩnh Tràng còn có một tòa lầu tháp nằm ở phía sau. Tòa tháp này cao 7 tầng và là nơi lữu giữ tro cốt của các Phật tử và chư tăng trong chùa.
Với những giá trị lịch sử to lớn và kiến trúc độc đáo, chùa Vĩnh Tràng được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1984, trở thành điểm du lịch Miền Tây thu hút đông đảo khách thập phương đến tham quan chiêm bái. Người dân đến đây không chỉ để ngắm một ngôi chùa lớn, mà còn đến để gửi gắm những ước vọng bình an, trải lòng mình trong một không gian yên bình, an tịnh.