Khám phá ngôi chùa không tường, không mái độc lạ ở Sài Gòn
Chùa Tà Pạ - Ngôi chùa Khmer trên núi độc đáo ở An Giang Nằm trên đỉnh núi Tà Pạ - một trong bảy núi của vùng Thất Sơn, An Giang, chùa Tà Pạ mang nét đẹp ấn tượng và kiến trúc độc đáo. Với không khí trong lành, cảnh quan tuyệt đẹp của hồ đá cạnh chùa mang đến sự cổ kính và uy nghiêm. |
Khám phá kiến trúc độc đáo của Pháp viện Minh Đăng Quang Là một quần thể kiến trúc Phật giáo đặc trưng hệ phái Khất sĩ miền Nam Bộ, Pháp viện Minh Đăng Quang nổi bật giữa lòng Sài Gòn với 4 bảo tháp cao ở xung quanh và ở giữa là khu chánh điện. Pháp viện là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm một chốn thanh tịnh, an yên trong tâm hồn. |
(Nguồn video: Youtube - DC Film)
Chùa Kỳ Quang 2 hay còn được gọi là Chùa Kỳ Quang Gò Vấp tọa lạc tại số 154/4A Lê Hoàng Phái, phường 17, quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh cách trung tâm Sài Gòn khoảng 8.5km.
Chùa Kỳ Quang 2 đã tổng cộng phải trải qua 2 lần xây dựng mới có được diện mạo nguy nga tráng lệ như ngày hôm nay. Lần đầu tiên xây dựng của ngôi chùa này là vào năm 1926, lúc này chỉ là ngôi chùa nhỏ ở Gò Vấp lấy tên là Thanh Châu Tự.
Vào năm 2000, chùa Kỳ Quang 2 được trụ trì chùa là Thượng tọa Thích Thiện Chiếu xây dựng lại và mở rộng diện tích chùa lên đến 7500m2. Nhờ sở hữu nhiều mỹ cảnh tuyệt đẹp gây ấn tượng mạnh nên ngôi chùa đã tạo được sức hút đối với du khách cũng như là các Phật tử gần xa tìm đến vãn cảnh và tu tập tại chùa.
Nhờ thấm nhuần tư tưởng phật giáo mà Thượng tọa Thích Thiện Chiếu đã tạo nên thiết kế độc lạ và khác biệt với hầu hết tất cả ngôi chùa khác ở Sài Gòn cho ngôi chùa Kỳ Quang 2. Màu sắc chủ đạo của ngôi chùa là màu vàng và giữa khuôn viên có trưng bày rất nhiều pho tượng Phật lớn. Ở phía 4 góc chùa còn có thác nước từ trên đổ xuống vô cùng bắt mắt tạo nên một kỳ quan vô cùng sinh động cho ngôi chùa.
Ngôi chùa đã có tuổi đời gần 100 năm (Ảnh sưu tầm). |
Khuôn viên chùa có những những bức tượng Phật đặt bên hang đá, cây bồ đề… tạo cảnh quan nguyên sơ, thanh tịnh.
Lối lên chánh điện là dãy bậc thang với hang động đá hai bên. Người ta thường nói "năm non bảy núi", ở chùa đây cũng vậy, bên phải là núi Ngũ Hành (Đà Nẵng), bên trái là Thất Sơn ở miền Tây, cũng là biểu trưng cho bảy sắc thái tình cảm của con người (hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc và dục).
Bên trong chánh điện chùa là dãy tượng thập bát La Hán, ở chính giữa là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đá cẩm thạch (Ảnh sưu tầm). |
Bên trong chánh điện chùa là dãy tượng thập bát La Hán, ở chính giữa là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đá cẩm thạch. Hai bên mái vòm thiết kế cách điệu hình hoa sen, thông với trời. Đây là nơi tụng kinh, tham thiền của các nhà sư, tăng ni và phật tử.
Cảnh quan của ngôi chùa bao gồm 18 ngọn núi được mô phỏng theo 5 non và 7 núi tương ứng với Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng và Thất Sơn ở An Giang cùng 11 hang động. Kiến trúc ở chùa Kỳ Quang 2 vô cùng táo bạo khi theo nguyên tắc “5 không”: Không nóc, không cột, không tường, không đà, không cửa” cùng những nét họa tiết được chạm khắc vô cùng tinh xảo. Lý do ngôi chùa được xây dựng theo lối kiến trúc độc lạ này lo dựa vào tư tưởng Phật giáo “9 phương trời, 10 phương chư Phật”.
Khu vực Nhân tâm linh của chùa thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông, người hai lần cùng nhân dân đánh đuổi giặc ngoại xâm Nguyên Mông (Ảnh minh họa). |
Chùa xây dựng không có cột vì có “cột” được ví như là sự ràng buộc niềm tin nên sẽ khó giải thoát khỏi con người khỏi sự thống khổ, buồn phiền. Không “đà” có nghĩa là không có sự cản trở con đường tu học của Phật tử. Không “tường” nghĩa là không có giới hạn cho Phật pháp bởi Phật pháp vốn dĩ rộng vô biên. Không “nóc” nghĩa là không có rào cản cho con đường tu tập vươn đến 9 phương trời và 10 phương Phật. Không “cửa” nghĩa là không có sự ngăn cách như để thoát ly khỏi vòng luẩn quẩn của chúng sanh.
Chùa Kỳ Quang 2 còn là nơi nhận nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ bị bỏ rơi, tật nguyền không nơi nương tựa (Ảnh: Thành Nguyễn). |
Câu chuyện xúc động nhất để lại ấn tượng cho nhiều du khách nhất ở chùa Kỳ Quang 2 chính là Mái ấm tình thương ra đời vào năm 1994 và hoạt động suốt 30 năm qua do Trụ trì Thích Thiện Chiếu lập ra. Ngôi chùa đã trở thành nơi cưu mang hơn 200 em nhỏ khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn.
Vào chủ nhật hàng tuần, các Phật tử đến chùa để làm công việc từ thiện và trao gửi yêu thương tới những mảnh đời cơ nhỡ. Trên tay họ là những phần quà như đường, sữa, quần áo…. Những món quà đó chính là sự động viên, cổ vũ giúp Thầy Thích Thiện Chiếu và Mái ấm hoạt động đến tận bây giờ.