Khám phá kiến trúc chùa Khmer độc đáo ở Trà Vinh
Chùa Pitu Khôsa Răngsây: lưu giữ văn hóa Khmer, vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia Trước thềm Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay, ngày 2/4, ngài Sok Dareth - Tổng Lãnh sự Vương quốc Campuchia tại TP Hồ Chí Minh cùng phu nhân đã đến thăm Thượng tọa Lý Hùng - Phó Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước TP Cần Thơ, Trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây và toàn thể các sư sãi đang tu học tại chùa. |
Kiến trúc ngôi chùa “dát vàng” nguy nga như cung điện tại Sóc Trăng Sóc Trăng được biết đến là thủ phủ của những ngôi chùa được thiết kế theo kiến trúc người Khmer. Trong đó phải kể đến chùa Peam Buol Thmay Sóc Trăng với lối kiến trúc ấn tượng được dát vàng xung quanh, là sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại đang thu hút nhiều sự chú ý của khách du lịch. |
Trẻ em Khmer vui chơi trong khuôn viên chùa Âng. |
Tổng thể một ngôi chùa Khmer thường bao gồm: cổng chùa, tường rào, chính điện, tháp đựng cốt, nhà hội. Trong đó, quan trọng nhất là ngôi chính điện được xây dựng ở trung tâm.
Chính điện - nơi tổ chức các hoạt động chính của chùa Kompong đang được trùng tu. |
Những họa tiết trang trí chùa Khmer là các nhân vật từ truyện thần thoại của Ấn Độ, tượng với gương mặt dữ dằn với xuất thân là ác quỷ Reahu (quỷ Dạ Xoa); Teak thường được gọi là Chằn, rắn thần Naga năm đầu; tiên nữ trang phục Khmer với quyền năng bay lượn thể hiện qua đôi cánh, truyền bá đạo pháp khắp thế gian…
Tượng với gương mặt dữ dằn với xuất thân là ác quỷ Reahu (quỷ Dạ Xoa). |
Teak thường được gọi là Chằn, rắn thần Naga năm đầu. |
Tượng đầu vị thánh bốn mặt Maraprum- tứ vô lượng tâm - biểu thị cho bốn pháp hạnh của Đức Phật là từ, bi, hỉ, xả. |
Theo báo cáo của UBND tỉnh Trà Vinh ngày 08/08/2022, Trà Vinh là tỉnh ven biển thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tự nhiên là 2.369 km2 với dân số hơn 1,2 triệu người, có 09 huyện, thị xã, thành phố và 106 xã, phường, thị trấn. Toàn tỉnh có 09 tôn giáo với 378 cơ cở tôn giáo với gần 597.000 tín đồ (hơn 59% dân số). Về dân tộc, dân tộc Khmer có gần 390.000 người (hơn 31% dân số toàn tỉnh). Hầu hết đồng bào Khmer theo Phật giáo Nam tông Khmer. Tỉnh Trà Vinh có 143 chùa Khmer với trên 3.200 tu sỹ. |
Chùa Khmer không những là nơi chứa đựng những giá trị tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa của đồng bào Khmer. Chị Sô Phát (Hòa Lợi, Châu Thành, Trà Vinh) có con học tại chùa Âng cho biết: "Mùa hè là mùa cho con trẻ tới tu tập, học hành tại chùa. Được học tại chùa để sau này ra ngoài kiếm việc làm. Nhà xa, thỉnh thoảng tôi mới tới thăm cháu. Chỉ biết dặn dò ăn uống cho mạnh khỏe và nghe lời các thầy".
Chị Sô Phát (áo xanh) thăm con đang tu tập, học tại chùa Âng. |
Đồng bào dân tộc Khmer đa số theo tín ngưỡng Phật giáo Nam tông Khmer, có đời sống văn hóa tinh thần luôn gắn bó với chùa chiền. Chùa là nơi tôn nghiêm sinh hoạt Phật giáo, vừa là trung tâm sinh hoạt văn hóa nhằm duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, tiếng nói, chữ viết của đồng bào Khmer.
Tại chùa Kompong (phường 1, TP.Trà Vinh), Hòa thượng Thạch Oai, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh cho biết: "Ngôn ngữ ở đây chủ yếu là tiếng Khmer, để đồng bào dân tộc mở mang kiến thức, giao lưu văn hóa, chúng tôi mở lớp Sơ-Trung cấp Pali - Khmer. Đồng thời giảng dạy ngữ văn Khmer cho đồng bào dân tộc có điều kiện học. Thời gian nghỉ hè cũng là thời điểm dạy học cho con em đồng bào dân tộc Khmer, các cháu học 2 đến 3 ngày trong một tuần".
Một lớp học tại chùa Kompong. |
Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh thông tin: Hiện nay, tất cả 143 chùa Phật giáo Nam tông Khmer đều có cơ sở thờ tự dành cho tín đồ thực hành tôn giáo, tín ngưỡng của mình. Mỗi ngôi chùa có một vị sư đảm nhiệm chức vụ Trụ trì (còn gọi là Sư cả) là người đại diện cho nhà chùa, chỉ đạo thực hiện tất cả các hoạt động của chùa; ngoài ra, một số chùa còn có chức vụ phó trụ trì (Sư cả nhì) là người trợ giúp trụ trì trong công tác quản lý chùa chiền. Ban quản trị chùa được lựa chọn từ những vị achar hay các vị cao niên, có uy tín trong phum, srok cùng bàn bạc với trụ trì, phó trụ trì trong việc đảm bảo hoạt động ổn định của chùa.
Độc đáo ngồi thuyền rước nước trong ngày khai xuân chùa Tam Chúc Ngày12/2 (tức 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần), chùa Tam Chúc long trọng tổ chức Lễ Khai xuân, cầu quốc thái dân an, không tổ chức lễ hội. Nhiều nghi thức tâm linh diễn ra trong không khí đậm đặc sắc xuân và trang nghiêm. |
Vĩnh Long tổ chức nhiều hoạt động cho đồng bào dân tộc Khmer nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2022 Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã có văn bản chỉ đạo tổ chức Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2022 cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. |