Khai trương Ngôi nhà Ánh Dương - mái ấm mới cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực giới tại tỉnh Quảng Ninh
ChildFund Việt Nam thực hiện gói hỗ trợ khẩn cấp giúp hơn 27000 trẻ em và gia đình phòng chống dịch COVID-19 |
CEF hỗ trợ học sinh nghèo tỉnh Quảng Nam bị ảnh hưởng bởi COVID-19 |
Ngôi nhà Ánh Dương - nơi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thiết yếu cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực giới tại tỉnh Quảng Ninh. |
Ngôi nhà Ánh Dương, nơi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thiết yếu cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực giới được khánh thành sáng nay tại Quảng Ninh do Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội (MOLISA) và Quỹ Dân số LHQ (UNFPA), phối hợp cùng đối tác là Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đồng tổ chức. ”Ngôi nhà Ánh Dương” thuộc Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh, do Sở Lao động -Thương Binh và Xã hội quản lý.
Bên trong phòng tổng đài của Ngôi nhà Ánh Dương. |
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực được thực hiện, Bạo lực trên cơ sở giới (Bạo lực giới) vẫn xảy ra hàng ngày ở các quốc gia trong đó có Việt Nam, đây vẫn được xem là một trong những vấn đề vi phạm nhân quyền phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Theo ước tính cứ 3 phụ nữ trên thế giới, có 1 người đã từng bị bao lực trong đời. Với sự bùng phát của đại dịch COVID-19 hiện nay, vấn đề này có thể trở nên trầm trọng hơn.
Phòng tạm lánh của Ngôi nhà Ánh Dương. |
Tại Việt Nam, Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ do Tổng cục Thống kê phối hợp với UNFPA tại Việt Nam thực hiện năm 2010 cho thấy 58% phụ nữ đã lập gia đình hay từng lập gia đình bị ít nhất một trong ba loại hình bạo lực (bao gồm bạo lực thể xác, bạo lực tình dục hoặc bạo lực tinh thần vào một thời điểm nào đó trong đời. Khoảng 50% nạn nhân bị bạo lực đã không chia sẻ câu chuyện bạo lực mà họ phải chịu đựng với người khác và 87% phụ nữ bị bạo lực không tìm kiếm bất cứ sự giúp đỡ nào từ các đơn vị cung cấp dịch vụ công.
Văn phòng khu đón tiếp. |
Theo dữ liệu thống kê tỉnh Quảng Ninh, 555 vụ bạo lực trên cơ sở giới đã được ghi nhận trên toàn tỉnh trong 3 năm từ 2016 đến 2018, trong đó nạn nhân nữ chiếm 81%. Cụ thể, số ca bạo lực tinh thần chiếm 65,2%, bạo lực thân thể chiếm 29%; bạo lực tình dục chiếm 2,3% và bạo lực kinh tế chiếm 9,5%. Phần lớn nạn nhân 76,3% là người trong độ tuổi 16-59 tuổi.
Trong các thời điểm khủng hoảng như thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát, phụ nữ và trẻ em gái có nguy cơ bị bạo lực cao hơn, bao gồm bạo lực do chồng/bạn tình và các thành viên trong gia đình gây ra với nhiều hình thức khác nhau do hạn chế đi lại, môi trường khép kín trong nhà trong một thời gian dài và căng thẳng gia đình leo thang. Bên cạnh đó, các dạng bạo lực giới khác như bị bóc lột và lạm dụng tình dục trong các tình huống này cũng có thể lan rộng. Tại một số quốc gia, số lượng phụ nữ gọi đến đường dây nóng tìm kiếm sự giúp đỡ đã tăng gấp đôi trong thời kỳ khủng hoảng này. Tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ chọ nạn nhân bị bạo lực giới đã ghi nhận sự gia tăng về số lượng cuộc gọi yêu cầu trợ giúp trong mấy tuần vừa qua.
Saigonchildren xây dựng ngôi trường thứ 200 cho trẻ em Việt Nam Tổ chức Saigon Children's Charity (saigonchildren) vừa khánh thành ngôi trường thứ 200 tại Việt Nam. |
Maison Chance khánh thành Trung tâm bảo trợ cho trẻ em và người khuyết tật tại Đắk Nông Vừa qua, “Trung tâm bảo trợ xã hội Nhà may mắn” thuộc tổ chức Maison Chance tại Đắk Nông đã chính thức khánh thành với sự tham ... |
28 nhà bảo trợ từ Hà Lan đạp xe gây quỹ cho trẻ em Hà Giang Vừa qua, 28 nhà bảo trợ tới từ Hà Lan đã hoàn thành hành trình đạp xe gây quỹ cho trẻ em và cộng đồng ... |