Khái niệm về tội phạm mạng và tội phạm sử dụng công nghệ cao
Việt Nam - Singapore nhất trí thúc đẩy hợp tác phòng, chống tội phạm mạng Chiều ngày 29/9, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam đã có cuộc hội đàm trực tuyến với Bộ trưởng Truyền thông và Thông tin kiêm Bộ trưởng phụ trách An ninh mạng Singapore S. Iswaran để trao đổi, chia sẻ về các nội dung liên quan đến Chiến lược An ninh không gian mạng, cũng như quá trình xây dựng và hoàn thiện chuẩn mực an ninh không gian mạng của Việt Nam. |
8 hành vi vi phạm bị xử phạt từ 10-20 triệu đồng khi sử dụng mạng xã hội Từ 15/4/2020, 8 hành vi vi phạm khi sử dụng mạng xã hội sẽ bị phạt từ 10-20 triệu đồng. |
Theo quy định quy định tại Bộ luật Hình sự nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì tội phạm mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện hành vi phạm tội.
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019) thì khái niệm tội phạm mạng được quy định cụ thể như sau:
Tội phạm mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.
Pháp luật Việt Nam về An ninh mạng nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện hành vi tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng; ngăn ngừa các nguy cơ đe dọa an ninh mạng phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an ninh mạng và có nhiệm vụ, quyền hạn phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống tội phạm mạng.
Ảnh minh họa |
Tội phạm công nghệ cao – mở rộng tội phạm mạng
Xét về khái niệm “tội phạm sử dụng công nghệ cao”, hiện nay luật pháp của nhiều nước trên thế giới như Australia, Mỹ, Anh,.. đã có định nghĩa liên quan đến tội phạm này như: Tội phạm công nghệ cao (high-tech crime); tội phạm máy tính (computer crime): Tội phạm liên quan đến máy tính (computer-related crime); tội phạm mạng (cybercrime)...
Trong luật hình sự năm 1995 của Australia và phần 10.7 của luật Thịnh vượng chung (Commonwealth legislation - Part 10.7: Computer Offences), tội phạm công nghệ cao (hi- tech crime) được định nghĩa “là sự xâm nhập máy tính một cách trái phép; sự sửa đổi trái phép dữ liệu bao gồm việc phá hủy dữ liệu; tấn công từ chối dịch vụ (DoS); Tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DdoS) có sử dụng botnets; tạo ra và phân phối phần mềm độc hại”.
Theo Từ điển luật học Black’s Law, tội phạm máy tính (computer crime) được định nghĩa là: “tội phạm đòi hỏi về kiến thức công nghệ máy tính chẳng hạn như phá hoại hoặc ăn cắp dữ liệu máy tính hay sử dụng máy tính để thực hiện một số tội phạm khác.”.
Tại Việt Nam, theo Khoản 1 điều 3 Nghị định số 25/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 4 năm 2014 quy định: “Tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có sử dụng công nghệ cao”. Theo khoản 1 điều 3 của Luật Công nghệ cao năm 2008 quy định: Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có. Giáo trình “Những vấn đề cơ bản về phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao” của Học viện Cảnh sát nhân dân cũng có đề cập đến khái niệm về tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Theo đó, tội phạm sử dụng công nghệ cao là: “Tội phạm được thực hiện bằng việc cố ý sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin ở trình độ cao tác động trái pháp luật đến thông tin số được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống máy tính, xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân”.
Nghiên cứu các định nghĩa và khái niệm trên có thế thấy điểm chung trong nội hàm của các khái niệm này đều chỉ các hành vi liên quan đến việc sử dụng máy tính, thiết bị số, khai thác mạng máy tính, mạng viễn thông để gây tổn hại cho lợi ích của các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội. Nhưng thực tế tại Việt Nam, tội phạm sử dụng công nghệ cao còn tác động đến thông tin và dữ liệu điện tử được lưu trữ, truyền phát trong mạng viễn thông và thiết bị số. Theo Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, hành vi sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh đã được quy định tại Điều 293. Để thực hiện hành vi này, đối tượng có thể sử dụng công cụ, thiết bị viễn thông để can thiệp, chiếm quyền sử dụng tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh hoặc cố ý sử dụng trái phép thiết bị phát tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh. Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 quy định về hành vi cố ý gây nhiễu có hại, để thực hiện hành vi phạm tội, đối tượng sử dụng kiến thức về vô tuyến điện hoặc các phương tiện điện tử có chức năng phát, thu, hấp thụ sóng vô tuyến điện để tác động vào hệ thống vô tuyến điện nhằm mục đích gây hiện tượng vật lý như giao thoa, thay đổi tần số, giảm công suất phát. từ đó cản trở sự hoạt động bình thường của hệ thống thông tin vô tuyến điện. Do đó có thể thấy tội phạm này cũng không phải chỉ sử dụng phương tiện công nghệ thông tin mà còn sử dụng tri thức và phương tiện, công cụ khác để thực hiện hành vi phạm tội. Chính vì vậy, việc xây dựng khái niệm phù hợp trong quá trình nghiên cứu tội phạm sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam là điều cần thiết.
Kế thừa những quan điểm đã nghiên cứu và từ những phân tích nêu trên, có thể hiểu: Tội phạm sử dụng công nghệ cao là tội phạm sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ ở trình độ cao tác động trái pháp luật đến thông tin, dữ liệu, tín hiệu được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị số, xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
BSH tiên phong ra mắt sản phẩm bảo hiểm các rủi ro trên không gian mạng - CyberGuard Ngày 2/12/2020, tại Hà Nội, Bảo hiểm BSH chính thức ra mắt sản phẩm bảo hiểm các rủi ro trên không gian mạng mang tên CyberGuard. CyberGuard là sản phẩm đầu tiên trên thị trường Việt Nam với sứ mệnh bảo vệ khách hàng cá nhân trước các rủi ro trên không gian mạng như: giao dịch giả mạo, lừa đảo bán lẻ trên kênh trực tuyến, tống tiền qua mạng, trộm cắp danh tính và phục hồi tổn thất do sự cố tấn công mạng. |
Tội phạm mua bán người lợi dụng mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram, Wechat để lừa đảo Theo các chuyên gia tội phạm học, thủ đoạn của tội phạm mua bán người ở nước ta phổ biến vẫn là lừa đi tìm việc làm thu nhập cao, đi thăm thân, du lịch. |