Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Tình đời nghĩa đạo
10:07 | 11/08/2024 GMT+7

Thông điệp mạnh mẽ về Việt Nam là thành viên tích cực, trách nhiệm của cộng đồng quốc tế

aa
Ngày 8/8/2024 tại New York, Ủy ban chuyên trách của Liên hợp quốc đã thông qua dự thảo Công ước Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm mạng. Nhân dịp này, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã trả lời phỏng vấn của phóng viên.
Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Việt Nam nỗ lực cùng cộng đồng quốc tế đảm bảo tương lai an toàn cho trẻ em

Thưa Thứ trưởng Thường trực, xin ông chia sẻ về tiến trình đàm phán Công ước Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm mạng?

Đàm phán xây dựng dự thảo Công ước Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm mạng là một trong những tiến trình thương lượng đáng chú ý nhất tại Liên hợp quốc trong thời gian qua, với sự tham gia đóng góp trực tiếp của trên 150 quốc gia. Có mấy lý do chính khiến tiến trình này được quan tâm và ủng hộ như vậy.

Thứ nhất, vấn đề an ninh không gian mạng hiện thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế do sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông. Song song với sự phát triển và những lợi ích to lớn mà không gian mạng đem lại, các hoạt động tội phạm mạng cũng gia tăng một cách đáng lo ngại.

Các cuộc tấn công trên không gian mạng phát triển nhanh chóng về cả hình thức và quy mô, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của các nước, đe dọa chủ quyền và làm xói mòn lòng tin giữa các quốc gia do tính chất xuyên biên giới và ẩn danh trên không gian mạng. Trong khi đó, Liên hợp quốc thiếu một khuôn khổ pháp lý chung để các nước hợp tác chia sẻ thông tin, phối hợp điều tra, thu thập chứng cứ… liên quan đến tội phạm mạng, vì vậy việc xây dựng và sớm ký kết một công ước Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm trên không gian mạng là rất cần thiết.

Thông điệp mạnh mẽ về Việt Nam là thành viên tích cực, trách nhiệm của cộng đồng quốc tế
Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp thông qua dự thảo Công ước Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm mạng.

Thứ hai, dự thảo Công ước được kỳ vọng sẽ kiến tạo khuôn khổ pháp lý giúp tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm mạng. Dự thảo Công ước khẳng định chủ quyền và trách nhiệm của mỗi quốc gia trong phòng chống tội phạm mạng đi kèm với bảo đảm các quyền con người cơ bản trên không gian mạng; hình sự hóa 11 loại hình tội phạm mạng điển hình, gây nhức nhối nhất; thống nhất quy định 6 biện pháp nghiệp vụ đặc thù; thiết lập cơ chế hợp tác 24/7 giữa cơ quan thực thi pháp luật của các quốc gia, đáp ứng yêu cầu tương trợ tư pháp kịp thời, hiệu quả; khuyến khích cơ chế phối hợp với cộng đồng chuyên gia, hiệp hội và doanh nghiệp công nghệ nhằm phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm mạng; cho phép sớm thảo luận xây dựng Nghị định thư bổ sung đáp ứng tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ và loại hình tội phạm mới.

Thứ ba, khi đi vào hiệu lực, Công ước sẽ trở thành văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên mang tính toàn cầu quản lý không gian mạng, khẳng định vai trò, tầm quan trọng của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy luật pháp quốc tế nhằm thiết lập khuôn khổ hợp tác toàn cầu ứng phó với các vấn đề trên không gian mạng. Công ước cũng sẽ củng cố, hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản pháp lý quốc tế của Liên hợp quốc trong phòng chống tội phạm như Công ước Liên hợp quốc về phòng chống Tham nhũng (UNCAC) và Công ước Liên hợp quốc về phòng chống Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (UNTOC). Sự đồng thuận của các nước đối với dự thảo Công ước đã tiếp tục khẳng định giá trị, đóng góp của chủ nghĩa đa phương tại Liên hợp quốc trong việc giải quyết các vấn đề chung của cộng đồng quốc tế.

Dự thảo Công ước là kết quả của một quá trình thương lượng, thỏa hiệp xung quanh các luồng quan điểm, lợi ích và thực tiễn quốc gia khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau về phạm vi áp dụng Công ước, các nguyên tắc trong thực thi pháp luật và hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ... Vì vậy, thành công của đàm phán dự thảo Công ước rất đáng khích lệ, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, góp phần thu hẹp khoảng cách về năng lực số giữa các quốc gia.

Thông điệp mạnh mẽ về Việt Nam là thành viên tích cực, trách nhiệm của cộng đồng quốc tế
Ông Nguyễn Minh Vũ, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam (giữa), phát biểu tại phiên họp thông qua dự thảo Công ước Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm mạng.

Thưa Thứ trưởng Thường trực, việc dự thảo Công ước được thông qua có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam?

Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ phổ cập Internet hàng đầu thế giới, với 78,44 triệu người sử dụng Internet tính đến đầu năm 2024, tương đương 79,1% dân số. Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong năm 2023, đã ghi nhận gần 16.000 phản ánh chỉ riêng trong vấn đề lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại 390.000 tỷ đồng, tăng 64,78% so với năm 2022. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, đã có hơn 13.750 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố nghiêm trọng.

Nhận thức được mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng từ tội phạm mạng, sự cần thiết tăng cường hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế trong phòng chống tội phạm mạng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an đã cùng các cơ quan chức năng Việt Nam tham gia thảo luận và đàm phán văn kiện ngay từ giai đoạn đầu tiên trong năm 2022. Việc nhất quán ủng hộ việc thành lập cơ chế đàm phán và tham gia tích cực xuyên suốt 8 phiên họp của Ủy ban chuyên trách đã khẳng định thông điệp mạnh mẽ về việc Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, chung tay cùng các quốc gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, đóng góp vào môi trường hòa bình, ổn định quốc tế.

Đối với Việt Nam, dự thảo Công ước được thông qua mang nhiều ý nghĩa quan trọng.

Thứ nhất, dự thảo Công ước đặt ra khuôn khổ pháp lý cụ thể, toàn diện để cơ quan chức năng Việt Nam thiết lập, tăng cường hiệu quả hợp tác với lực lượng thực thi pháp luật các nước. Bởi tính chất không biên giới của tội phạm mạng, hợp tác quốc tế đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp cơ quan chức năng Việt Nam kịp thời điều tra, thu thập thông tin, chứng cứ về hành vi phạm tội trên không gian mạng phục vụ công tác truy tố, xét xử tội phạm.

Thứ hai, trong bối cảnh vẫn còn tồn tại sự chênh lệch về trình độ khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng số giữa các quốc gia, dự thảo Công ước mở ra cơ hội cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tham gia và tiếp nhận các cơ chế hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ. Những cơ chế này sẽ góp phần nâng cao khả năng phòng ngừa, ứng phó với tội phạm mạng của các nước đang phát triển, đóng vai trò hết sức quan trọng giúp xây dựng môi trường không gian mạng toàn cầu lành mạnh, an toàn hơn.

Thứ ba, Việt Nam tham gia tiến trình đàm phán ngay từ đầu và có những đóng góp thực chất trong các nội dung liên quan đến thực thi pháp luật, xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ cũng như tham gia điều phối các quy định về biện pháp nghiệp vụ. Trong đó, với cơ chế đoàn liên ngành, Việt Nam bám sát, tham gia chặt chẽ, hiệu quả, toàn diện các nội dung của Công ước về khía cạnh ngoại giao, pháp lý và kỹ thuật. Điều này góp phần thực hiện nhiệm vụ chủ động, tích cực đóng góp nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế nêu tại Báo cáo chính trị Đại hội XIII của Đảng, thực hiện chủ trương phấn đấu đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt tại các diễn đàn đa phương có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước nêu tại Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.

Vậy, công việc tiếp theo cần thực hiện sau khi dự thảo Công ước được Ủy ban chuyên trách thông qua là gì, thưa Thứ trưởng?

Sau khi Ủy ban chuyên trách nhất trí về dự thảo Công ước, tài liệu này sẽ được đệ trình Đại hội đồng Liên hợp quốc để 193 nước thành viên chính thức thông qua trong thời gian sớm nhất. Trên cơ sở đó, Công ước sẽ được mở để các nước tham gia ký kết cho đến trước ngày 31/12/2026.

Trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và các cơ quan chức năng của Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu việc chính thức thông qua, ký và phê chuẩn Công ước; rà soát, đánh giá và hoàn thiện các văn bản pháp lý chuyên ngành của Việt Nam nhằm bảo đảm thực thi hiệu quả, hiệu lực các quy định của Công ước, có tính đến các đặc thù của tội phạm mạng; quan tâm đầu tư hạ tầng và năng lực công nghệ để đáp ứng yêu cầu của Công ước; trao đổi với Liên hợp quốc và các đối tác quốc tế trong việc xây dựng các chương trình hỗ trợ kỹ thuật phù hợp, đáp ứng nhu cầu của các cơ quan chức năng của Việt Nam.

Việc thông qua Công ước mới chỉ là bước đi đầu tiên và sẽ còn rất nhiều công việc ở phía trước và cần sự tích cực, chủ động của các bộ, ngành liên quan.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng Thường trực.

Trung tâm Việt Nam học (trường Đại học Udon Thani) lan tỏa tình yêu tiếng Việt tại Thái Lan Trung tâm Việt Nam học (trường Đại học Udon Thani) lan tỏa tình yêu tiếng Việt tại Thái Lan
Việt Nam - Nhật Bản mở rộng hợp tác về thị thực, ODA và xuất khẩu lao động Việt Nam - Nhật Bản mở rộng hợp tác về thị thực, ODA và xuất khẩu lao động

Theo TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm quản lý biên giới với bộ đội Biên phòng nước bạn Lào

Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm quản lý biên giới với bộ đội Biên phòng nước bạn Lào

Ngày 16/9, tại tỉnh Nghệ An, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An đã khai mạc lớp tập huấn công tác quản lý biên giới cho 40 cán bộ bộ đội biên phòng thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Hủa Phăn của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp các doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp các doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, chiều 9/9 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội đã tiếp đại diện Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Nga.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Hôm nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và phu nhân bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước Việt Nam.

Các tin bài khác

Hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Cao Bằng

Hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Cao Bằng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 966/QĐ-TTg ngày 12/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Cao Bằng.
Xuất cấp 200 tấn gạo hỗ trợ 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Xuất cấp 200 tấn gạo hỗ trợ 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 953/QĐ-TTg ngày 10/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3 năm 2024.
Quảng Trị xúc tiến 2 dự án do Italia tài trợ

Quảng Trị xúc tiến 2 dự án do Italia tài trợ

Đó là Dự án Nâng cao năng lực thu gom, xử lý chất thải rắn bảo vệ môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Trị với tổng mức đầu tư 45 tỷ đồng và Dự án Cấp nước sạch và quản lý tài nguyên nước tại 3 xã ở huyện Cam Lộ với tổng mức đầu tư hơn 37,2 tỷ đồng.
Cần Thơ phấn đấu đến 2030 không còn hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số

Cần Thơ phấn đấu đến 2030 không còn hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đó là một trong những mục tiêu được Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) thành phố Cần Thơ lần thứ IV năm 2024 đề ra nhằm thực hiện công tác, chính sách dân tộc giai đoạn 2024 -2029 trên địa bàn thành phố.

Đọc nhiều

Cộng đồng người Việt tại Nhật: tổ chức hai giải bóng đá quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiệt hại bởi bão số 3

Cộng đồng người Việt tại Nhật: tổ chức hai giải bóng đá quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiệt hại bởi bão số 3

Ngày 15/9, tại Nhật Bản đã diễn ra đồng thời 2 giải bóng đá của cộng đồng người Việt ở cả 2 miền Nam - Bắc của xứ sở Mặt Trời Mọc, nhằm phát động quyên góp giúp đỡ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (bão Yagi).
Thêm nhiều khoản viện trợ từ quốc tế giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Thêm nhiều khoản viện trợ từ quốc tế giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Ấn Độ đã vận chuyển 35 tấn hàng cứu trợ khẩn cấp nhằm hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả sau bão Yagi. New Zealand cũng vừa công bố khoản đóng góp 1 triệu đô la New Zealand nhằm hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam khắc phục hậu quả nặng nề của cơn bão Yagi.
Tết Trung thu tại Kansai, Nhật Bản: ủng hộ vùng lũ quê nhà 70 triệu đồng

Tết Trung thu tại Kansai, Nhật Bản: ủng hộ vùng lũ quê nhà 70 triệu đồng

Ngày 15/9, tại Trung tâm văn hóa Thành phố Higashi Osaka, Nhật Bản diễn ra chương trình Tết trung thu “Vui hội trăng rằm”. Hơn 200 bạn nhỏ đã cùng các gia đình Việt Nam và Việt – Nhật đến tham gia đêm hội.
Thành phố Hồ Chí Minh: thông tin Nghị quyết 98 đến kiều bào ở Phần Lan

Thành phố Hồ Chí Minh: thông tin Nghị quyết 98 đến kiều bào ở Phần Lan

Từ ngày 13-14/9 (giờ địa phương), Đại sứ quán Việt Nam ở Phần Lan và Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Hội nghị thông tin tuyên truyền về Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội và Đề án Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM từ nay đến năm 2030 và Chương trình nghệ thuật biểu diễn phục vụ bà con kiều bào với chủ đề: “Nhịp điệu thành phố trẻ”.
Trung tâm y tế đảo Trường Sa cứu ngư dân bị tai nạn trên biển

Trung tâm y tế đảo Trường Sa cứu ngư dân bị tai nạn trên biển

Ngày 11/9, một ngư dân bị tai nạn, đứt lìa cổ chân được các y, bác sĩ Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa (huyện Trường Sa, Khánh Hòa) cứu chữa kịp thời và bàn giao bệnh nhân đưa vào vào bờ tiếp tục điều trị.
Triển lãm và tuyên truyền biển, đảo tại Đà Nẵng

Triển lãm và tuyên truyền biển, đảo tại Đà Nẵng

Ngày 9/9, tại Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân đã phối hợp với Thành Đoàn Đà Nẵng, Nhà Trưng bày Hoàng Sa tổ chức Triển lãm tư liệu, hình ảnh và tuyên truyền biển, đảo với chủ đề “Tuổi trẻ với biển đảo quê hương” năm 2024.
Vùng 1 Hải quân đã tìm thấy thêm một thi thể ngư dân mất tích trên biển

Vùng 1 Hải quân đã tìm thấy thêm một thi thể ngư dân mất tích trên biển

Sáng 10/9, Vùng 1 Hải quân vẫn tiếp tục phối hợp cùng các lực lượng tìm kiếm các nạn nhân mất tích trên biển.
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
video su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
video ca nuoc huong ve dong bao vung bao lu
su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
nhung viec nen va khong nen lam khi bao yagi do bo
8 thang nam 2024 khach du lich quoc te den ha noi tang 42
inforgraphics ngay hoi van hoa huu nghi sac mau asean
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay 17/9: Biển Đông gió mạnh, sóng lớn, cả nước có mưa

Thời tiết hôm nay 17/9: Biển Đông gió mạnh, sóng lớn, cả nước có mưa

Ngày 17/9, Biển Đông có áp thấp nhiệt đới, khả năng xảy ra lốc xoáy, gió giật mạnh cấp 7-8. Cả nước có mưa nhiều nơi, về chiều mưa to đến rất to.
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để bảo đảm an toàn?

Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để bảo đảm an toàn?

Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại bánh chưng, bánh mỳ và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến, được hút chân không để bảo quản.
Thời tiết hôm nay 14/9: Bắc Bộ nắng, lũ trên các sông xuống chậm

Thời tiết hôm nay 14/9: Bắc Bộ nắng, lũ trên các sông xuống chậm

Hôm nay 14/9, thời tiết Bắc Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Lũ tại các sông đang xuống chậm. Nguy cơ sạt lở đất vẫn xảy ra trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ dù mưa đã giảm.
Cảnh báo không chuyển tiền vào những tài khoản giả mạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Cảnh báo không chuyển tiền vào những tài khoản giả mạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trên mạng xã hội đã xuất hiện những website và fanpage giả mạo các cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để huy động nguồn lực ủng hộ các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng cơn bão số 3.
Thời tiết ngày 13/9: Lũ trên các sông xuống dần, Bắc Bộ nắng lên

Thời tiết ngày 13/9: Lũ trên các sông xuống dần, Bắc Bộ nắng lên

Hôm nay 13/9, thời tiết Bắc Bộ sẽ có nắng sau nhiều ngày mưa dai dẳng, về chiều tối khu vực có mưa rào. Nam Bộ hôm nay mưa to đến rất to.
Lũ trên sông Thao tại Yên Bái vượt mốc lịch sử năm 1968 gần 1m

Lũ trên sông Thao tại Yên Bái vượt mốc lịch sử năm 1968 gần 1m

5h sáng 10/9, lũ trên sông Thao tại Yên Bái là 35,22m, trên mức lũ lịch sử năm 1968 (34,42m) 0,8m. Dự báo hôm nay lũ tiếp tục lên và duy trì trên mức lũ lịch sử.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động