Khái niệm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế theo UNCLOS 1982
Chủ quyền biển, đảo Việt Nam – Khắc ghi từ trong lịch sử Lo xung đột, "thảm sát", Tổng thống Duterte mang "vấn đề Biển Đông" tới Trung Quốc Xem "Rồng lửa" P-35B khai hoả bảo vệ Biển Đông |
Sau hơn 4 năm chuẩn bị và 9 năm đàm phán, ngày 10/12/1982,Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật biển 1982), tên tiếng Anh là United Nations Convention on the Law of the Sea, thường được gọi tắt là UNCLOS 1982, được 107 quốc gia, trong đó có Việt Nam, ký tại Montego Bay, Jamaica (tính đến nay, số quốc gia ký là 157),
Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012, vùng biển nước ta được quy định thành 5 vùng: Nội thủy, Lãnh hải, Vùng tiếp giáp lãnh hải, Vùng đặc quyền kinh tế, Thềm lục địa. Trong UNCLOS 1982, những khái niệm này được quy định rất rõ ràng.
Vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam được quy định theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam 2012 |
Nội thủy
Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 quy định: “Các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải là nội thủy của quốc gia” (Điều 8). Theo định nghĩa này thì nội thủy bao gồm cửa sông, vũng, vịnh, cảng biển và vùng nước ở phía trong đường cơ sở, tiếp giáp với bờ biển.
Đường cơ sở
Đường cơ sở là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia gồm (lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa).
Lãnh hải
Lãnh hải hay hải phận là vùng biển ven bờ nằm giữa vùng nước nội thủy và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Chủ quyền của quốc gia đối với vùng lãnh hải không phải là tuyệt đối như đối với các vùng nước nội thủy, do có sự thừa nhận quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải.
Thềm lục địa
Công ước năm 1982 quy định, “thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến giới hạn cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn”- (Điều 76).
Như vậy thềm lục địa pháp lý của quốc gia ven biển là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, bao gồm toàn bộ rìa lục địa (thềm lục địa tự nhiên, dốc lục địa và bờ ngoài của rìa lục địa).
Ở nơi nào, rìa lục địa không ra đến 200 hải lý thì thềm lục địa pháp lý được mở rộng ra đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
Ở nơi nào, rìa lục địa vượt quá 200 hải lý thì ranh giới ngoài của thềm lục địa được xác định: nối các điểm ở nơi mà bề dày trầm tích ít nhất cũng bằng 1% khoảng cách từ các điểm đó đến chân dốc lục địa, hoặc nối các điểm cách chân dốc lục địa nhiều nhất là 60 hải lý.
Tuy nhiên dù được xác định như trên, giới hạn tối đa của thềm lục địa cũng không được vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải hay không được cách đường đẳng sâu 2.500 m một khoảng cách vượt quá 100 hải lý.
Vùng đặc quyền kinh tế
Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) là vùng biển mở rộng từ các quốc gia ven biển. Đây là vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Quốc gia ven biển có quyền về chủ quyền, quyền tài phán và quyền kinh tế ở vùng biển này.
Quyền chủ quyền về kinh tế bao gồm các quyền đối với khai thác tài nguyên sinh vật, tài nguyên không sinh vật của cột nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Hoạt động khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế đem lại lợi ích cho quốc gia ven biển như khai thác năng lượng nước, hải lưu, gió... Mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế phải có sự xin phép và đồng ý của quốc gia ven biển.
Quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển bao gồm quyền lắp đặt, sửa chữa các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị trên biển; quyền nghiên cứu khoa học biển; quyền bảo vệ môi trường. Các nước khác có quyền tự do bay, tự do hàng hải và đặt dây cáp, ống dẫn ngầm tại vùng đặc quyền kinh tế.
Xem thêm:
Chủ quyền biển, đảo Việt Nam – Khắc ghi từ trong lịch sử Người Việt Nam xưa nay vẫn thường gọi là Biển Đông bởi xuất phát từ ý nghĩa là vùng biển nằm ở phía Đông đất ... |
Lo xung đột, "thảm sát", Tổng thống Duterte mang "vấn đề Biển Đông" tới Trung Quốc Người phát ngôn Salvador Panelo của Văn phòng tổng thống Philippines cho biết, việc Trung Quốc liên tục phản bác phán quyết của Toà trọng tài ... |
Xem "Rồng lửa" P-35B khai hoả bảo vệ Biển Đông Tên lửa diệt hạm hành trình P-35B do Nga sản xuất và được chuyển giao cho Việt Nam . Hệ thống tên lửa này được trang ... |
Hai tàu Trung Quốc vào vùng "đặc quyền kinh tế" của Philippines trên Biển Đông Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Locsin tuyên bố rằng nước này sẽ gửi công hàm phản đối hai tàu khảo sát của Trung Quốc hoạt ... |
Toàn cảnh hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông Trung Quốc vừa rút nhóm tàu Hải Dương 8 khỏi bãi Tư Chính của Việt Nam. Suốt 1 tháng qua, căng thẳng ở Biển Đông ... |
Tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết nhóm tàu khảo sát Hải dương 8 của Trung Quốc đã dừng hoạt động ... |