Khác biệt hai miền Nam Bắc trong mắt du khách Tây
Tạp chí Mỹ xếp cafe đường tàu của Hà Nội vào danh sách không nên đến năm 2020 |
Trà đá trong mắt du khách Tây: 'Người hùng thầm lặng' của Hà Nội |
Khách Tây chỉ ra 13 điểm khác biệt giữa hai miền Nam Bắc của Việt Nam. |
Ngôn ngữ
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính của Việt Nam, nhưng cách phát âm, từ vựng lại thay đổi theo từng địa phương, vùng miền. Người miền Bắc và miền Nam sử dụng từ, cụm từ, ngữ âm khác nhau nên đôi khi họ không hiểu nhau. Nếu người miền Nam muốn nói với bạn rằng “rẽ phải” nhưng rồi lại phát âm thành “rẻ”, hẳn bạn sẽ bối rối nhiều lắm. Không chỉ người nước ngoài khi đến Việt Nam cảm nhận như vậy, mà đó cũng là tình huống nhiều người Việt gặp phải khi nói chuyện với cũng một người Việt nhưng đến từ vùng miền khác.
Người nước ngoài muốn học tiếng Việt ở miền Nam cũng sẽ gặp nhiều trở ngại hơn. Phần lớn những trung tâm, cơ sở, trường đại học dạy tiếng Việt cho Tây đều ở miền Bắc, cụ thể là Hà Nội.
Mùa mưa
Mưa ở Hà Nội có thể rả rích suốt ngày, còn ở miền Nam, cơn mưa đến và đi rất nhanh. |
Mùa mưa ở Việt Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Ở miền Nam, những cơn mưa đến rất nhanh, kèm theo vài cơn gió lạnh cảnh báo bạn. Hiếm khi nào mưa lớn kéo dài hơn vài giờ. Ở miền Bắc thì lại ngược lại, trời có thể mưa tầm tã, rả rích suốt cả ngày hoặc thậm chí nhiều ngày.
Mùa khô
Thời tiết ở miền Nam luôn nóng. Tại TP.HCM, nhiệt độ ít khi xuống dưới 20°C, kể cả vào ban đêm. Nhưng ở miền Bắc, từ tháng 1 đến tháng 3, nhiệt độ có thể hạ thấp đến 17°C. Khi đó, người miền Bắc sẽ mặc áo khoác dày. Trời đặc biệt lạnh vào buổi sáng, thậm chí nhiệt độ xuống dưới 10°C. Đi lên phía Bắc vào mùa đông, bạn còn có thể thấy tuyết.
Cà phê
Miền Bắc chuộng uống trà hơn, đặc biệt là trà đá vỉa hè. |
Sống ở miền Nam, không thể không biết đến cà phê đá. Đây là đồ uống phổ biến, gồm sữa đặc và cà phê Robusta hoặc cà phê đen, thêm chút đường sẽ xoa dịu cơn nóng ở đây. Ở miền Bắc, quán cà phê ít hơn và người dân miền Bắc chuộng uống trà.
Bữa ăn hàng ngày
Người miền Bắc thích bún phở hơn là cơm. Dễ dàng nhận thấy những món quen thuộc như bún riêu, bún chả và phở có nguồn gốc từ miền Bắc.
Với miền Nam, nhờ khí hậu ấm áp mà họ sản xuất nhiều vật nuôi, gạo và trái cây đa dạng hơn. Người miền Nam đặc biệt thích cơm tấm ăn với thịt lợn, trứng, sườn nướng, hải sản.
Thời trang
TP.HCM được coi là trung tâm thời trang của cả nước. |
Người miền Bắc ăn mặc có vẻ cổ điển, khiêm tốn và giản dị hơn người miền Nam. Thường thì họ quan niệm khá tiêu cực về việc phô trương sự giàu có, cụ thể là qua trang phục.
Người miền Nam lại khác. TP.HCM có vô số cửa hàng và thương hiệu nước ngoài tiếng tăm. Đây cũng được coi là kinh đô thời trang của đất nước hình chữ S. Với nền kinh tế phát triển, các nhà thiết kế thời trang ở đây cũng có điều kiện lớn mạnh. Khi một thương hiệu mới xuất hiện ở TP.HCM, tin tức về nó sẽ lan truyền khá nhanh và giới trẻ chấp nhận chờ đợi nhiều giờ để có trong tay những mẫu mã mới nhất.
Đồ ăn nhanh
Người miền Nam chuộng đồ ăn nhanh kiểu Mỹ |
Người miền Nam chuộng đồ ăn nhanh kiểu Mỹ. Ở khu vực trung tâm của thành phố, sẽ dễ dàng tìm thấy hàng loạt thương hiệu như KFC, Popeye, Lotteria, Burger King. Thậm chí giờ đây McDonald cũng đã có mặt ở TP.HCM. Những chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh trên cũng có ở miền Bắc, nhưng số lượng ít hơn.
Cuộc sống về đêm
TP.HCM là địa điểm lý tưởng cho du khách thích tiệc tùng thâu đêm. |
Nếu bạn là người thích cuộc sống về đêm thì TP.HCM sẽ là địa điểm lý tưởng khi có nhiều quán bar và hộp đêm mở cửa phục vụ đến sáng. Đặc biệt là khu phố Tây Bùi Viện nổi tiếng, không bao giờ đóng cửa. Tuy nhiên, nếu du lịch đến Hà Nội, bạn sẽ mất thời gian tìm kiếm và cũng cần sáng tạo một chút nếu muốn tiệc tùng thâu đêm suốt sáng. Người Hà Nội có thói quen gặp nhau sau giờ làm việc và kết thúc cuộc vui vào một khung giờ “có trách nhiệm”.
Sự hiếu khách
Bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt nếu từng tiếp xúc với cả người miền Nam và miền Bắc. Người miền Nam thường dễ dàng mỉm cười với người lạ trong vài giây, còn người miền Bắc có vẻ xa cách hơn một chút. Dĩ nhiên cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ.
Từ kinh nghiệm cá nhân, nhân viên tại khách sạn và nhà hàng ở miền Bắc có thể không cười nhiều, nhưng khách có thể tin tưởng nhờ họ giúp đỡ. Nếu nói chuyện đủ lâu, bạn sẽ có thể phá vỡ vẻ ngoài xa cách và thấy rằng họ cũng rất gần gũi và than thiện.
Địa điểm du lịch
Miền Nam có nhiều bãi biển và khu nghỉ dưỡng cao cấp. |
Ở miền Bắc, khách du lịch đến vì cảnh đẹp tự nhiên và lịch sử. Từ vịnh Hạ Long đến những cung đường ngoằn nghèo xuyên qua những dãy núi hùng vĩ, miền Bắc Việt Nam sở hữu phong cảnh đa dạng và nhiều di tích.
Trong khi đó, khách du lịch đến miền Nam vì những bãi biển và khu nghỉ dưỡng cao cấp. Khách nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới có thể đến những bãi biển hoang sơ ở miền Nam để nghỉ ngơi. Và từ TP.HCM, chỉ với một chuyến xe hoặc chuyến bay ngắn và rẻ, họ có thể khám phá những vùng đất và cảnh đẹp khác.
Người nước ngoài
Phần lớn người nước ngoài sống ở miền Nam, và nhiều hơn cả là TP.HCM. Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia có người nước ngoài sống ở Việt Nam nhiều nhất. đứng đầu danh sách. Họ giám sát nhiều nhà máy sản xuất hàng hóa cho thị trường nước ngoài. Ở một số khu vực ở TP HCM, như quận 2 và 7, số lượng người nước ngoài sinh sống gần như ngang ngửa với số lượng người Việt Nam.
Ẩm thực đường phố
Người bán hàng rong ở Hà Nội thường sử dụng quang gánh. |
Món ăn đường phố là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Việt Nam với những món ăn rẻ, ngon phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Ở miền Nam, người bán hàng rong đẩy những chiếc xe làm bằng nhôm. Còn ở miền Bắc thì truyền thống hơn khi phần lớn họ sử dụng quang gánh.
Báo nước ngoài gợi ý cho du khách loạt chợ nổi nổi tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long Tờ Culturetrip đưa tin, chợ nổi là một phương thức kinh doanh cho cư dân đồng bằng sông Cửu Long trong hơn 100 năm qua, ... |
Báo nước ngoài gợi ý lịch trình ăn chơi 24 giờ ở Hà Nội Với thời gian eo hẹp chỉ trong 1 ngày, du khách vẫn có thể khám phá những điểm du lịch nổi tiếng và thưởng thức ... |
Cuộc sống của người dân phố đường tàu Hà Nội lạ lẫm trong mắt du khách Tây Phố đường tàu chính thức đóng cửa từ ngày 10/10/2019. Lệnh cấm này khiến khách Tây càng tò mò hơn về nơi từng là điểm ... |