IMF dự báo: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ chậm lại
Tăng cường tính kết nối, bổ trợ giữa 2 nền kinh tế Việt Nam và Campuchia Tăng cường tính kết nối, bổ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Campuchia, trọng tâm là thể chế, tài chính, hạ tầng giao thông vận tải, năng lượng điện, viễn thông, du lịch… để nâng cao năng lực nội tại nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ở mỗi nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định tại Diễn đàn Xúc tiến đầu tư và thương mại Việt Nam-Campuchia 2022 tổ chức chiều 8/11 tại Thủ đô Phnom Penh. |
Tổng Giám đốc IMF: Việt Nam là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế Trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29, ngày 19/11, tại Bangkok (Thái Lan), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - bà Kristalina Georgieva. |
Thông tin trên được ông Francois Painchaud – Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam và Lào đưa ra tại diễn đàn “Nhịp đập kinh tế Việt Nam: Tiếp tục phục hồi kinh tế - Các nhân tố thúc đẩy tăng trưởng” do Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCIF, thuộc Bộ KH-ĐT) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP) phối hợp tổ chức vào sáng nay (22-11) tại Hà Nội.
Giải thích về nguyên nhân hạ mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm sau, ông Francois Painchaud cho biết: “Với mức tăng trưởng mạnh cho đến tháng 9, chúng tôi đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 tăng lên từ mức 6% lên 7-7,5%. Tuy nhiên, do cầu bên ngoài chậm lại và điều kiện tài chính thắt chặt hơn, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng trong năm 2023 xuống 5,8%. Lạm phát dự kiến sẽ tăng lên trước khi dần trở lại dưới mức 4%”.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ chậm lại do ưu tiên đảm bảo ổn định tài chính vĩ mô |
Theo ông Painchaud, để đối phó với những thách thức đối với nền kinh tế, các chính sách của Việt Nam cần được tính toán, phối hợp và truyền thông một cách cẩn trọng để quản lý những rủi ro tiêu cực và giảm bớt sự đánh đổi chính sách, đặc biệt là sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát.
Trong bối cảnh hiện nay, chính sách tiền tệ cần tập trung vào ổn định giá cả. Nên cân nhắc vị thế chính sách tiền tệ thắt chặt hơn nếu áp lực lạm phát gia tăng. Bảo vệ sự ổn định tài chính vẫn nên là ưu tiên hàng đầu.
Vị đại diện IMF nhận định, mặc dù chất lượng tài sản ngân hàng đã được cải thiện kể từ cuối năm 2021, song rủi ro tiêu cực đối với tăng trưởng tăng lên, căng thẳng trên thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, điều kiện thanh khoản ngân hàng thắt chặt hơn và lãi suất cao đòi hòi phải giám sát chặt chẽ rủi ro ổn định tài chính. Các chính sách tài khóa cần linh hoạt và nhắm trúng đối tượng hơn nếu áp lực lạm phát tăng lên.
Trong khi đó, bà Ramla Khalidi, Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cũng cho rằng, triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng nhưng rủi ro đang gia tăng. “Bằng chứng về sự phục hồi mạnh mẽ là tin đáng mừng sau hai năm gián đoạn kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra. Các gia đình Việt Nam sẽ bước vào năm Quý Mão 2023 với tình hình tài chính tốt hơn so với cùng thời gian năm ngoái”, bà Ramla Khalidi nói.
Theo đại diện UNDP, những rủi ro đối với việc tiếp tục phục hồi kinh tế của Việt Nam hiện nay chủ yếu đến từ bên ngoài. Đó là cuộc chiến Nga-Ukraine, suy thoái kinh tế ở Trung Quốc, lãi suất quốc tế tăng và đồng USD mạnh lên và nguy cơ suy thoái kinh tế ngày càng tăng ở châu Âu có thể ảnh hưởng đến nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam và làm tăng rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô. Do dó, các nhà hoạch định chính sách sẽ cần cảnh giác, điều chỉnh chính sách tài khóa và tiền tệ kịp thời với tình hình thay đổi trên toàn cầu.
Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023
TS Trần Toàn Thắng, Trưởng Ban Kinh tế ngành và Doanh nghiệp thuộc NCIF- MPI, cho biết: Sự phục hồi của nền kinh tế trong năm 2023 sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ việc thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế 2022-2023. Dự báo Việt Nam vẫn sẽ cố gắng duy trì mục tiêu ổn định lãi suất và tỷ giá, giữ mặt bằng lãi suất ở mức thấp để hỗ trợ tăng trưởng. Về chính sách tài khóa, hợp phần đầu tư của Chương trình hỗ trợ (lên đến khoảng 1,6% GDP) dự kiến sẽ được triển khai chủ yếu từ năm 2023 trở đi.
Giá cả nguyên vật liệu tăng cao bắt đầu chuyển hóa rõ nét hơn vào chi phí sản xuất |
Tuy nhiên, với nền tảng tăng trưởng khá cao trong năm 2022, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ chậm lại – từng bước trở về trạng thái trước Covid-19, do sức bật cầu trong nước có thể không mạnh mẽ như năm 2022. Giá cả nguyên vật liệu tăng cao bắt đầu chuyển hóa rõ nét hơn vào chi phí sản xuất. Xuất nhập khẩu có thể tăng chậm hơn so với năm 2022 do tình trạng khó khăn kéo dài của các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài dự báo vẫn ở mức thấp do các rủi ro kinh tế toàn cầu gia tăng.
Kinh tế Việt Nam năm 2023 đi theo kịch bản nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố: diễn biến xung đột Nga - Ukraine, sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các đối tác kinh tế lớn của Việt Nam. Cùng với đó là các nỗ lực thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội.
Với các yếu tố tác động như trên, kinh tế Việt Nam năm 2023 có thể diễn ra theo hai kịch bản:
+ Kịch bản 1, tăng trưởng kinh tế có thể chỉ ở mức 6-6,2% nếu các yếu tố rủi ro lấn át xu hướng phục hồi đã thiết lập trong năm 2022.
+ Kịch bản 2, khả quan hơn, tăng trưởng kinh tế có thể đạt mức 6,5-6,7% trong điều kiện quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi hơn, các tác động từ bối cảnh quốc tế không quá lớn.