Báo Mỹ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang vượt xa phần còn lại của châu Á
Thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 4. |
Bệ phóng giúp kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất khu vực Lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam có tốc độ tăng cao nhất khu vực Đông Nam Á với 90% người tiêu dùng kỹ thuật số dự định duy trì, thậm chí gia tăng sử dụng các nền tảng thương mại điện tử. |
Công nhân làm việc tại TNHH may mặc Bowker Việt Nam (Khu công nghiệp Đồng An 1, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương). Ảnh tư liệu: Chí Tưởng/TTXVN |
Theo tác giả Megha Mandavia, giai đoạn “tăng trưởng vàng” - khi mọi thứ đều cân bằng đến hoàn hảo và những ngày suôn sẻ thuận lợi hậu đại dịch COVID-19 của Việt Nam dường như đã qua. Tuy nhiên, những gì mà Việt Nam làm được đang là điều mà nhiều quốc gia khác mong muốn mà chưa làm được trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu trầm lắng và chìm trong nỗi lo suy thoái, lạm phát, giá cả tăng cao, nhiều biến động thay đổi.
Bài viết trên WSJ nhấn mạnh Việt Nam có thể sẽ nằm trong số những nước tăng trưởng nhanh nhất châu Á vào năm tới dù đồng tiền nội tệ (VND) yếu hơn và dự trữ ngoại hối đang giảm đi. Dù vậy, trên thực tế, Việt Nam đang vượt xa phần còn lại của châu Á khi xét về tăng trưởng kinh tế, dự trữ ngoại hối và chính sách tiền tệ linh hoạt.
Theo tác giả Megha Mandavia, tình hình có thể trở nên phức tạp hơn đối với Việt Nam nếu thế giới rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, nhờ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tự do hóa thương mại mạnh mẽ, tích cực và mức lương nhân công tương đối rẻ, động lực tăng trưởng sản xuất của Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn. Đồng thời, Việt Nam cũng có lợi thế xuất phát từ vị thế tăng trưởng đáng ngưỡng mộ với GDP quý III/2022 tăng vọt 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh.
Ngoài ra, bài viết của WSJ nhận định rằng Việt Nam cũng được "cách ly" một phần khỏi đà gia tăng giá lương thực toàn cầu và gần như không chịu ảnh hưởng bởi giá lương thực tăng cao trên toàn cầu vì nước này là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Nói cách khác, Việt Nam là một cường quốc về lương thực, do đó nỗi ám ảnh tăng giá toàn cầu đối với mặt hàng này không đe dọa quốc gia gần 100 triệu dân.