Hy Lạp nói "Không" với thắt lưng buộc bụng, tương lai nào cho Eurozone?
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp từ chức, xóa bỏ rào cản lớn trong việc đạt được các thỏa thuận giữ lại Hy Lạp trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Ông Yanis Varousfakis - cựu Bộ trưởng Tài chính đã cáo buộc các chủ nợ đang “khủng bố” Hy Lạp. Ông cũng đã kêu gọi người dân bỏ phiếu chống lại các điều khoản thắt lưng buộc bụng của chính phủ.
Thủ tướng Hy Lạp chuẩn bị cho cuộc gặp các chính trị gia tại Dinh Thủ tướng ở Athens. Ông Alexis Tsipras đã vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội ngày 10/2, với cam kết sẽ không đưa Hy Lạp trở lại với các chương trình kinh tế khắc khổ.
Các ngân hàng đóng cửa, máy máy ATM hết tiền mặt. Số phận của Hy Lạp đang nằm trong tay Ngân hàng chung châu Âu (ECB) và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Phía châu Âu đang yêu cầu Hy Lạp thực hiện một loạt chính sách thăt lưng buộc bụng để có thể nhận được các gói cứu trợ.
Một cụ già đọc tin tức tại một sạp báo ở thủ đô Athens vào ngày thứ hai. Những thông tin tích cực vẫn chưa đến, khi mà khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đang đi vào ngõ cụt.
Những người ủng hộ nói “Không” trong cuộc trưng cầu dân ý tràn ra quảng trường Syntagma tại Athens vào tối chủ nhật. Trước đó đã có nhiều cuộc biểu tình diễn ra rầm rộ, với hàng chục nghìn người tham gia.
Hai người biểu tình vẫy cao lá cờ của Hy Lạp bên ngoài Tòa nhà Quốc hội ở quảng trường Syntagma. Các nhóm biểu tình chia làm hai luồng chính: nhóm ủng hộ hô “Có” trong đợt trưng cầu dân ý khi họ cho rằng cần chấp thuận các điều khoản để nhận cứu trợ mà các chủ nợ đặt ra. Nhóm còn lại nói “Không” vì họ cho rằng các biện pháp thắt lưng buộc bụng như cắt giảm lương công chức, giảm lương hưu, tăng thuế VAT lên các mặt hàng là “nỗi nhục nhã” cho Hy Lạp.
Những người ủng hộ bỏ phiếu “Không” phản ứng với các kết quả thăm dò việc tìm giải pháp cho Hy Lạp. Một đất nước Hy Lạp chia rẽ là những gì cộng đồng quốc tế có thể nhìn thấy.
Một cụ già đẩy xe ngô của mình đi bán, trong dòng người đứng trướcTòa nhà Quốc hội vào tối chủ nhật. Khủng hoảng nợ công trầm trọng đã đẩy nhiều người già phải ra đường mưu sinh vì không còn trợ cấp xã hội.
Một hòm toàn phiếu trắng tại một địa điểm bỏ phiếu ở Athens. Đây là kết quả từ sự phản đối của người dân Hy Lạp với cuộc trưng cầu dân ý lần này. Những lá phiếu trắng xuất hiện ở nhiều nơi.
Một phụ nữ bước vào phòng bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý ở Hy Lạp. Cùng với tình hình khó khăn của đất nước, cuộc sống của nhiều người như chị đang lâm vào bước đường cùng.
Một linh mục chính thống giáo của Hy Lạp bỏ lá phiếu của mình vào thùng phiếu. Chính thống giáo Hy Lạp là tôn giáo phổ biến nhất tại nước này, chiếm tới 97% tổng dân số và phân bố rộng khắp toàn đất nước Hy Lạp
Một ông bố giúp con gái bỏ phiếu. Tương lai của những đứa trẻ có thể được dự đoán trong vài tuần tới, nếu Hy Lạp giải quyết được khủng hoảng.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đến bỏ phiếu tại một địa điểm ở Athens. Ông là người phản đối cuộc trưng cầu dân ý, từ chối các chính sách kinh tế hà khắc mà châu Âu yêu cầu.
Giây phút vị Bộ trưởng Tài chính Yanis Varousfakis bỏ lá phiếu của mình vào thùng phiếu. Ông Yanis Varousfakis đã đứng ra kêu gọi người dân bỏ phiếu chống trong cuộc trưng cầu dân ý này.
Dòng người đứng ngoài một cây ATM hết tiền, được dùng như một poster nói “Không” trong chiến dịch trưng cầu dân ý. Khung cảnh này đang diễn ra ngày một thường xuyên ở Hy Lạp.
Trọng Sang
Theo Telegraph