Hợp tác phát triển khu vực biên giới Việt – Lào (bài 19)
Hoàn thiện đường biên giới Việt Nam - Lào (bài 18) Thực hiện Hiệp ước hoạch định, từ năm 1978, hai bên đã tiến hành phân giới, cắm mốc và cơ bản hoàn thành công tác ... |
Tiến trình phân định biên giới Việt Nam - Lào (bài 17) Thực hiện điều IV Hiệp ước hoạch định, hai bên đã thành lập Ủy ban liên hợp phân giới trên thực địa để tiến hành ... |
Biên giới Việt Nam - Lào giai đoạn 1945 – 1975 (bài 16) Trong giai đoạn này, cả Việt Nam và Lào đều phải tiến hành kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Cả hai nước đều thấy rằng ... |
1. Khu vực biên giới: Theo Nghị định số: 34/2014/NĐ-CP, ngày 29 tháng 04 năm 2014, về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước CHXHCN VN, khu vực biên giới chính là một bộ phận của Vùng biên giới theo Hiệp định nói trên; bởi vì: “Khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết gọn là khu vực biên giới đất liền) bao gồm xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) có một phần địa giới hành chính trùng hợp với đường biên giới quốc gia trên đất liền. Danh sách xã, phường, thị trấn khu vực biên giới đất liền có Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này”.
2. Vành đai biên giới: là phần lãnh thổ từ đường biên giới quốc gia trở vào, được thiết lập nhằm quản lý, kiểm soát các hoạt động của người, phương tiện trong vành đai biên giới; duy trì an ninh, trật tự và phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật; nơi hẹp nhất 100 m, nơi rộng nhất không quá 1.000 m, trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quy định. (Điểm 2 Điều 3, Nghị định 34/2014/NĐ-CP, ngày 29 tháng 04 năm 2014).
Ảnh: Báo Gia Lai |
3. Những quy định nghiêm cấm cư dân sinh sông, hoạt động trong khi vực biên giới:
Phần lãnh thổ nằm trong khu vực biên giới đất liền được thiết lập để quản lý, bảo vệ, duy trì an ninh, trật tự; phòng, chống, ngăn chặn các hành vi xâm nhập, phá hoại, khai thác, thu thập bí mật nhà nước (Điểm 3, Điều 3 Nghị định 34/2014/NĐ-CP, ngay 29 thang 04 năm 2014). Hoạt động trong khu vực biên giới đất liền bao gồm: Cư trú, vào, đi lại, sản xuất, kinh doanh; thăm dò, khai thác tài nguyên; xây dựng các công trình, thực hiện các dự án và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới đất liền. Cư dân biên giới là người có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới đất liền. Các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới đất liền:
- Làm hư hỏng, hủy hoại, xê dịch hoặc mất mốc quốc giới, dấu hiệu nhận biết đường biên giới, các biển báo “khu vực biên giới”, “vành đai biên giới”, “vùng cấm”, công trình biên giới.
- Làm thay đổi dòng chảy tự nhiên, làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, ô nhiễm môi trường của sông, suối biên giới.
- Cư trú, khai thác lâm thổ sản, thăm dò, khai thác khoáng sản, thủy sản trái phép.
- Vượt biên giới làm ruộng, rẫy, săn bắn, chăn thả gia súc.
- Chôn cất, chuyển dịch mồ mả, vận chuyển thi thể, hài cốt, động vật, thực vật và xác động vật qua biên giới không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
- Bắn súng qua biên giới, gây nổ, chặt phá và đốt cây khai hoang trong vành đai biên giới.
- Quay phim, chụp ảnh, ghi âm, đo, vẽ cảnh vật ở những nơi có biển cấm trong khu vực biên giới đất liền.
- Các hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, gian lận thương mại.
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hiệp định về quy chế biên giới mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký với các nước láng giềng…
Cán bộ Đồn Biên phòng Sơn Hồng, BĐBP Hà Tĩnh phối hợp tuần tra song phương với Đại đội bảo vệ biên giới 352, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bô Ly Khăm Xay (Lào). Ảnh: Minh Toàn |
4. Quản lý, bảo vệ biên giới trên cơ sở bình đẳng tôn trọng lẫn nhau:
Lãnh đạo Việt Nam cho rằng trong bối cảnh chính trị khu vực và quốc tế hiện nay, việc xây dựng, quản lý bảo vệ biên giới quốc gia nói chung phải trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế. Việc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần phát triển kinh tế xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng của đất nước và giữ vững ổn định để bảo vệ hoà bình trong khu vực. Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, thực hiện nghiêm túc quan điểm của Việt Nam về quản lý biên giới lãnh thổ quốc gia, cho rằng đây là việc rất quan trọng trong giữ quan hệ ổn định, bền vững với các nước láng giềng. Người đứng đầu chính phủ cũng yêu cầu các bộ ngành tăng hợp tác với Lào về thương mại, đầu tư và du lịch ở biên giới, trong đó có đẩy mạnh kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là đảm bảo thông suốt các tuyến giao thông của các địa phương ở biên giới. vấn đề biên giới lãnh thổ luôn được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào đặc biệt quan tâm coi trọng. Thủ tướng yêu cầu tổ chức tuyên truyền phổ biến mạnh mẽ hơn nữa về ý nghĩa của hệ thống mốc giới trên thực địa, trong đó, việc nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành. Đi đôi với đó là không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng - hạt nhân quan trọng của công tác quản lý biên giới để nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật cho nhân dân vùng biên giới./.
Biên giới Việt Nam - Lào trước khi Pháp xâm lược Đông Dương (bài 15) Việt Nam và Lào là hai quốc gia láng giềng cùng nằm trên bán đảo Đông Dương. Nhân dân hai nước đã gắn bó với ... |
Hùng vĩ cung đường biên giới Việt – Lào Cung đường biên giới Việt - Lào với đặc trưng của những con đường mòn, vực thẳm, sông sâu và núi đá chênh vênh sẽ ... |