Biên giới Việt Nam - Lào giai đoạn 1945 – 1975 (bài 16)
Tây Nguyên: Xây dựng “thế trận lòng dân” trên biên giới Từng là địa bàn phức tạp về an ninh nông thôn, nhưng những năm gần đây, Tây Nguyên đã có nhiều đổi thay tích cực. ... |
Biên giới Việt Nam - Lào trước khi Pháp xâm lược Đông Dương (bài 15) Việt Nam và Lào là hai quốc gia láng giềng cùng nằm trên bán đảo Đông Dương. Nhân dân hai nước đã gắn bó với ... |
Dồn lực để kháng chiến
Nhưng vấn đề biên giới, lãnh thổ là một vấn đề hệ trọng đối với cả Việt Nam và Lào. Không những thế việc giải quyết biên giới, lãnh thổ còn là việc mới mẻ, cần phải có thời gian, cần tập trung trí lực của cả hai bên, việc đàm phán giải quyết vấn đề biên giới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của cả hai nước đang ở vào thời kỳ quyết liệt nhất là chưa phù hợp. Do vậy, trong giai đoạn này, hai bên chỉ tiến hành một vòng đàm phán từ ngày 16/9 - 02/10/1957 nhưng cũng chưa đạt được thỏa thuận cụ thể nào.
Lê chào cột mốc và chứng kiến tuần tra chung tại khu vực cột mốc Quốc gia 605 thuộc khu vực biên giới Việt - Lào Ảnh: Thanh Thủy TTXVN |
Trong giai đoạn này, biên giới Việt Nam Lào có những nét đặc trưng sau:
- Biên giới giữa Việt Nam và Lào đã hình thành từ lâu đời, song có nhiều biến động. Khi thực dân Pháp cai trị Đông Dương đã phân định lại lãnh thổ giữa các xứ trong Đông Dương và chính thức xác định ranh giới hành chính giữa các xứ này lên bản đồ.
- Khi Việt Nam và Lào giành được độc lập, ranh giới hành chính giữa xứ Ai Lao và hai xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, do nhà cầm quyền Pháp phân định, đương nhiên trở thành biên giới do lịch sử để lại giữa hai nước Việt Nam và Lào. Tuy nhiên, đường biên giới này chưa phải là biên giới quốc tế do hai quốc gia độc lập có chủ quyền thương lượng, ký kết và thực tế cũng còn nhiều điểm chưa rõ ràng.
- Sau khi giành độc lập, các chính quyền kế tiếp của Việt Nam và Lào đã nhiều lần trao đổi đàm phán vấn đề biên giới nhưng do điều kiện khách quan và chủ quan chưa chín muồi nên đều chưa có kết quả.
Quá trình đàm phán hoạch định giai đoạn 1976-1977
Năm 1975, Việt Nam thống nhất đất nước, Lào cũng giành được thắng lợi trong cả nước. Vấn đề biên giới giữa hai nước có điều kiện thuận lợi để giải quyết. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ, một vấn đề rất phức tạp, điều cốt lõi là hai bên phải thống nhất và xác lập được những nguyên tắc để cùng nhau thương lượng giải quyết. Trước sự cần thiết phải hoạch định rõ ràng đường biên giới giữa hai nước phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, trước tình hình đặc điểm của đường biên giới Việt Nam - Lào, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ động gạt bỏ mọi quan điểm về biên giới lịch sử, truyền thống và chủ trương lấy đường biên giới đã hình thành trên thực tế quản lý dưới thời thực dân Pháp và đã được thể hiện trên bản đồ của Pháp làm căn cứ để hoạch định biên giới giữa hai nước, theo nguyên tắc Uti-Possidetis của Luật pháp và Thực tiễn quốc tế.
Trồng cây lưu niệm tại khu vực Quốc môn Ảnh Thanh Thủy TTXVN |
Tháng 2/1976, trong cuộc hội đàm hàng năm giữa hai Bộ Chính trị Trung ương hai Đảng tại Hà Nội, về vấn đề biên giới Việt Nam - Lào, Bộ Chính trị Việt Nam đã đề nghị nguyên tắc giải quyết là: “Lấy đường biên giới trên bản đồ của Pháp (in) năm 1945 khi hai nước chúng ta tuyên bố độc lập làm căn cứ chính, nơi nào không có bản đồ của Pháp in năm 1945 thì dùng bản đồ Pháp in trước, sau đó một thời gian”.
Hai bên đã thỏa thuận về nguyên tắc và nội dung cơ bản giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước như sau:
- Căn cứ để giải quyết: “Lấy bản đồ tỷ lệ 1/100.000 Bonne của Pháp in năm 1945 khi hai nước tuyên bố độc lập làm căn cứ chính. Nơi nào không có bản đồ Pháp in năm 1945 thì lấy bản đồ in trước hoặc sau đó một vài năm”.
+ Đất Việt Nam mượn của Lào: Việt Nam sẽ trả ngay cho Lào các vùng đã rõ, những nơi chưa rõ hai bên sẽ điều tra rồi báo cáo hai Bộ Chính trị giải quyết;
+ Những nơi đường biên giới không phù hợp với thực tế quản lý: Giải quyết ngay một số khu vực về Việt Nam hay về Lào, còn các khu vực khác chưa rõ, hai bên sẽ nghiên cứu và tiếp tục giải quyết;
+ Vấn đề dân cư: Bên nào quản lý vùng nào trước thì có trách nhiệm vận động nhân dân địa phương ở lại, đồng thời cả hai bên đều phải tôn trọng quyền tự do lựa chọn quốc tịch và nơi cư trú của họ, nếu họ ở lại thì nhập quốc tịch mới, nếu họ không muốn ở lại thì có quyền sang phía bên kia.
Thực hiện chủ trương của hai Bộ Chính trị tại hội đàm tháng 02/1976, hai Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam - Lào đã tiến hành đàm phán 04 đợt, tổng cộng 90 ngày trong khoảng thời gian hơn chín tháng (từ tháng 3 đến tháng 12/1976) để giải quyết biên giới Việt Nam - Lào và cuối cùng đã thoả thuận xong toàn bộ 2067 km đường biên giới giữa hai nước, cụ thể: giữ nguyên đường biên giới trên bản đồ của Pháp là 1734 km, thay đổi khác với đường biên giới trên bản đồ của Pháp là 333 km.
Ngày 15/01/1977, hai Đoàn đại biểu Việt Nam và Lào tiếp tục gặp nhau tại Viêng Chăn để cùng nhau soạn thảo Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước.
Hai bên sử dụng 48 mảnh bản đồ tỉ lệ 1/100.000 Bonne của Pháp in, đã được chuyên viên hai đoàn đối chiếu và ký xác nhận để miêu tả đường biên giới trong văn bản Hiệp ước và thể hiện đường biên giới chính thức lên bộ bản đồ địa hình mà hai bên đã thống nhất lựa chọn.
Về nội dung của Hiệp ước, hai bên nhất trí trình tự thể hiện các nội dung và các nguyên tắc như: nguyên tắc hoạch định đường biên giới giữa hai nước; nguyên tắc mô tả đường biên giới từ Bắc xuống Nam; nguyên tắc mô tả đường biên giới theo sông, suối biên giới, biên giới trên cầu bắc qua sông, suối biên giới và qua cù lao bãi bồi; nguyên tắc liên quan đến việc thành lập và hoạt động của Ủy ban Liên hợp Phân giới trên thực địa.
Ngày 18/7/1977, Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đã được ký kết tại Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
Ngày 15/9/1977, Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Lào đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn và ngày 25/10/1977, Hội đồng Nhân dân tối cao nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đã phê chuẩn hiệp ước.
Ngày 31/10/1977, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Duy Trinh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam và đồng chí Phun Xi Pa Xợt, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào, đại diện chính phủ hai nước đã trao đổi thư phê chuẩn Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Lào. Hiệp ước bắt đầu có hiệu lực.