Hội Hữu nghị Việt-Pháp vận động hơn 80 triệu đồng hỗ trợ phòng đọc sách ở Vĩnh Long
Nâng cao kỹ năng tham vấn, hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương cho cán bộ Hội LHPN 5, tỉnh thành phố Từ ngày 22 đến 24/4, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), cán bộ Hội LHPN Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hậu Giang, Cần Thơ đã tham gia khóa tập huấn giảng viên nguồn để nâng cao kỹ năng tham vấn, hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương. |
Đại sứ quán Lào đánh giá cao Đại học Sư phạm Thái Nguyên, trường Văn hóa I trong đào tạo học sinh, sinh viên nước bạn Trong chuyến thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên của Đoàn Đại sứ quán Lào tại Việt Nam từ ngày 21-22/4/2021, đoàn đã đi thăm Đại học Sư phạm Thái Nguyên, và trường Văn hóa I, Bộ Công an. Đây là hai trường phụ trách giảng dạy, hướng dẫn nhiếu học sinh, sinh viên Lào của tỉnh Thái Nguyên. |
Việc hỗ trợ trang thiết bị và đầu sách cho 2 điểm trường mở phòng đọc sách giúp các em ở vùng sâu vùng xa có sân chơi bổ ích trau dồi kiến thức. |
Thầy Phạm Văn Bé Ba - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lục Sĩ Thành A cho biết, trường có 3 điểm trường gồm 562 học sinh, chỉ có 1 thư viện nằm ở điểm chính, ở 2 điểm còn lại phải luân chuyển sách hàng tháng gọi chung là thư viện lớp, số đầu sách chưa được phong phú.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và các đầu sách cho học sinh còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu cho các hoạt động của nhà trường. “Trường được nhận món quà là những kệ sách và đầu sách. Món quà ý nghĩa này sẽ giúp các em trau dồi tri thức và hình thành văn hóa đọc”- thầy chia sẻ.
Các em học sinh Trường Tiểu học Lục Sĩ Thành A (Trà Ôn) sử dụng phòng đọc sách mới. |
Theo bà Nguyễn Thị Kim Anh - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Long, từ năm 2020 đến nay, hội đã hỗ trợ 4 phòng đọc sách cho các em học sinh vùng sâu. Việc hỗ trợ trang thiết bị và đầu sách cho các trường sẽ tạo sân chơi bổ ích thu hút các em đến sau giờ học, trau dồi kiến thức, tìm hiểu thế giới xung quanh.
“Và điều đặc biệt là qua phòng đọc sách, chúng tôi cũng mong muốn hình thành thói quen đọc sách cho các em, để bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ và các em có những suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống. Quan trọng là vai trò của giáo viên, ngoài tạo điều kiện cho các em đến phòng đọc sách còn phải là người hướng dẫn, người dẫn dắt các em đến đam mê, rèn luyện thói quen đọc sách”- bà Nguyễn Thị Kim Anh nhấn mạnh.
Trước đó, tại tỉnh đã có nhiều ý tưởng nhằm lan tỏa văn hóa đọc sách đến với các em nhỏ như: phong trào tết sách của thầy Huỳnh Văn Thế (Mang Thít), CLB sách ở trường của cô giáo Trần Huỳnh Nhị (TP Vĩnh Long), tổ chức Go-books với những buổi chia sẻ văn hóa đọc khắp các trường vùng sâu, đến những quán cà phê có kệ sách để phục vụ khách…
Những chuyến xe lưu động “chở sách đi tìm người” phục vụ nhiều đối tượng độc giả trên khắp địa bàn tỉnh. |
Các dự án đã mang thêm cơ hội đến các em học sinh tiểu học vùng quê có điều kiện tiếp cận với sách, từ đó giúp các em thêm yêu sách, hiểu biết được các giá trị của việc đọc sách và tạo động lực cho các em khám phá những quyển sách hay. Năm 2020, Thư viện tỉnh phục vụ 1,6 triệu lượt bạn đọc (tăng 68% so với năm 2019).
Thư viện tổ chức luân chuyển 66.000 bản sách đến 169 điểm, giúp tăng cường nguồn tài nguyên thông tin cho thư viện cấp huyện, xã, các cơ quan, ban, ngành. Lập danh mục bổ sung 3.712 bản sách, tổng số đầu tài liệu là 84.229 với 224.120 bản sách; trung bình mỗi huyện bổ sung 431 loại báo, tạp chí.
Anh Bùi Quốc Thái- Cửa hàng phó Cửa hàng sách FAHASA Vĩnh Long- cũng cho biết: “Không chỉ bán sách ở cửa hàng, chúng tôi chủ động đi tìm người đọc bằng việc mang sách đến các trường học, ra phục vụ tại Quảng trường. Đã 2 năm chúng tôi thực hiện ngày hội sách ở các trường học và được học sinh đón nhận.
Ở trường học, chúng tôi mang đến 3.000 đầu sách và ngày hội diễn ra trong một tuần để các em tham khảo, mua sách. Những ngày hội sách được tổ chức tạo điều kiện để nhiều người tiếp cận sách hơn, nhất là các bạn trẻ mua sách chất lượng, được giảm giá. Đồng thời xây dựng và phát triển phong trào đọc sách trong cán bộ, giáo viên và học sinh”.
Vĩnh Phúc: “Xếp hàng đón con” nét đẹp văn hóa giao thông cổng trường Tiểu học Gia Khánh B An toàn giao thông ở cổng trường sau giờ tan học luôn là vấn đề quan tâm của mọi gia đình và của toàn xã hội. Với cách làm hay, sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh, mô hình “Xếp hàng đón con” của trường Tiểu học Gia Khánh B, thị trấn Gia Khánh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang lan tỏa sâu rộng; góp phần thực hiện thành công mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” không ùn tắc chen lấn, tạo nên một hình ảnh đẹp vào giờ tan học. |
GNI tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho 122 Tình nguyện viên Bảo trợ trẻ em Tổ chức GNI vừa thực hiện hoạt động “Tập huấn nâng cao năng lực cho mạng lưới Tình nguyện viên Bảo trợ trẻ em (TNV BTTE)” tại 08 xã dự án tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. |