Hoạt động thương mại biên giới Việt - Trung sôi động trở lại
Trung Quốc sẵn sàng bình thường hóa hoạt động đi lại xuyên biên giới Ngày 30/1, Trung Quốc thông báo sẵn sàng hợp tác với các quốc gia để tạo điều kiện cho việc đi lại xuyên biên giới bình thường và Bắc Kinh "phản đối chính trị hóa" các phản ứng với dịch COVID-19. |
Tỉnh Quảng Tây đóng vai trò quan trọng trong thương mại thủy sản Việt Nam - Trung Quốc Tính theo thị trường đơn lẻ, Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của thủy sản Việt Nam. Trong đó, tỉnh Quảng Tây có vai trò hết sức quan trọng trong thương mại thủy sản giữa hai nước. |
Hoạt động thương mại biên giới tại cặp cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc) đang ngày càng sôi động trở lại. Giao dịch biên mậu và lượng người xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Đông Hưng không ngừng tăng mạnh, cho thấy những tín hiệu phục hồi rất khả quan sau những tác động của Covid-19. Đây là nhận định của bà Trần Hiểu, Giám đốc Trung tâm dịch vụ cửa khẩu thành phố Đông Hưng, Quảng Tây trong cuộc trao đổi với phóng viên VOV tại Trung Quốc mới đây.
Bà Trần Hiểu cho biết: “Trong quý I/2023, khối lượng giao dịch tại chợ biên giới Đông Hưng đạt 5,6 tỷ nhân dân tệ, tăng 219% so với cùng kỳ năm ngoái với đà tăng trưởng rất mạnh. Tính đến 17/5, lượng giao dịch đã lên đến 8,8 tỷ. Theo đà này, dự kiến kim ngạch thương mại biên giới năm nay sẽ vượt mức 17,6 tỷ của trước dịch, tức năm 2019.
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh minh họa: KT) |
Hàng hóa nhập khẩu qua chợ biên giới Đông Hưng chủ yếu là hàng nông thủy sản, kim ngạch giao dịch trung bình đạt 80 triệu nhân dân tệ (266 tỷ đồng)/ngày. Trong đó, riêng ngày 15/1, giao dịch biên mậu lần đầu tiên vượt 110 triệu nhân dân tệ (gần 367 tỷ đồng)".
Lý giải về sự tăng trưởng này, bà Trần Hiểu cho rằng, sau khi Trung Quốc điều chỉnh các biện pháp chống dịch, chi phí vận chuyển và xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Đông Hưng đã giảm đáng kể, nhu cầu tiêu dùng của người dân nước này cũng tăng mạnh. Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc đang thực thi nhiều chính sách chấn hưng nông thôn và thúc đẩy sự phát triển của các khu vực vùng biên. Đây là những điều kiện thuận lợi thúc đẩy thương mại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc phát triển nhanh chóng sau dịch.
Ngoài ra, theo Bộ Công Thương Việt Nam, hồi đầu tháng 3 vừa qua, Hải quan Trung Quốc đã công bố danh sách cập nhật các địa điểm đủ điều kiện nhập khẩu lương thực theo quy định của nước này. Trong đó, cửa khẩu Đông Hưng (cầu Bắc Luân 2 - phía Việt Nam là cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) đã chính thức được nghiệm thu và trở thành địa điểm đủ điều kiện nhập khẩu lương thực.
Sau khi đưa vào hoạt động, đây sẽ trở thành một trong những cửa khẩu nhập khẩu lương thực từ Việt Nam và các nước ASEAN vào Trung Quốc nhằm phục vụ cho lĩnh vực chế biến lương thực và nuôi trồng thủy sản của Quảng Tây và các địa phương lân cận.
Hiệp hội đồng hương tương trợ Việt Nam tại Ma Cao (Trung Quốc) ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung Sáng 26/10, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh đã tiếp nhận số tiền 45,6 triệu đồng từ Hiệp hội đồng hương tương trợ Việt Nam tại Ma Cao, Trung Quốc do bà Trần Thị Thu- Chủ tịch Hiệp hội đồng hương tương trợ Việt Nam tại Ma Cao, đại diện trao tặng, nhằm hỗ trợ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 4 vừa qua. |
Nhiều hoạt động hướng về đồng bào vùng cao biên giới Có mặt tại miền cao biên giới huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), chúng tôi mới cảm nhận rõ nhất sự đùm bọc lẫn nhau của đồng bào và tình cảm quân dân ấm áp, gắn bó keo sơn trong những ngày Tết đến, Xuân về. |